Wednesday, December 5, 2007

Khá giả cũng có thể xin trợ cấp chi phí đại học

Khá giả cũng có thể xin trợ cấp chi phí đại học
Wednesday, November 28, 2007

Phạm Khoa


Đạo luật Higher Education Reconciliation Act (HERA 2005) được thông qua năm 2006 đã tạo ra một thay đổi khá quan trọng về việc gia đình được hưởng trợ cấp chi phí học đại học. Tuy nhiên, trong vài tháng qua, gần như chỉ những gia đình giàu có tận dụng lợi ích mà đạo luật này mang lại, nhờ sự trợ giúp của đội ngũ tư vấn về thuế và kế toán.

Theo HERA 2005, khi xem khả năng tài chính để xét điều kiện cho thụ hưởng các trợ cấp về chi phí học đại học, những gia đình có cơ sở kinh doanh sử dụng không quá 100 nhân công sẽ không phải gộp tài sản của cơ sở kinh doanh vào tổng tài sản gia đình. HERA 2005 chỉ đề cập đến tài sản, còn thu nhập xuất phát từ cơ sở kinh doanh vẫn phải tính trong thu nhập gia đình.

Như các bậc cha mẹ đều biết, về các khoản trợ cấp chi phí học đại học của liên bang (bao gồm tài trợ bằng tiền và các khoản cho vay có bảo trợ lãi suất), việc có trợ cấp hay không cũng như trợ cấp ở mức nào phụ thuộc vào khả năng tài chính của gia đình. Hai yếu tố xác định khả năng tài chính của gia đình là thu nhập và tài sản.

Khi HERA 2005 có hiệu lực, tài sản cơ sở kinh doanh của gia đình có quy mô như đã kể ở trên sẽ được loại ra khỏi tổng tài sản gia đình khi tính khả năng tài chính, nghĩa là sẽ có nhiều sinh viên đủ điều kiện hưởng trợ cấp hơn so với trước đây.

Thí dụ, gia đình sinh viên A có tài sản trị giá $100,000 và đang sở hữu một cơ sở kinh doanh trị giá $800,000. Theo HERA 2005, khi xét trợ cấp, chỉ có phần $100,000 bị tính là tài sản gia đình, trong khi trước đây, tài sản gia đình trường hợp này bị xác định là $900,000. Đây là sự cách biệt rất lớn về cơ sở xác định khả năng tài chính và điều kiện hưởng trợ cấp. Theo Phòng Thống kê Hoa Kỳ, hiện có 98% trong số 5.8 triệu doanh nghiệp ở Hoa Kỳ sử dụng dưới 100 nhân công.

Lợi ích do HERA 2005 mang lại có thể sẽ càng lớn nếu sinh viên ghi danh học ở những trường bảo trợ toàn bộ chi phí như: Standford University, Chapman University, Duke University, Boston College… Ở những trường này, số tiền tài trợ thường được tính như sau: “Nhu cầu tài chính” của sinh viên được tính bằng tổng chi phí dự kiến cho năm học trừ đi “phần (phải) tự trang trải” của cha mẹ và sinh viên. “Phần tự trang trải” được tính theo công thức của liên bang, căn cứ vào tài sản và thu nhập. Trường qui định mức chi phí cố định trong phần “nhu cầu tài chính”, đó là mức mà sinh viên phải tự lo bằng cách vay và làm thêm. Thí dụ, ở Standford University mức này là $4,000. Sau khi trừ đi $4,000 này và các khoản trợ cấp của liên bang và tiểu bang mà sinh viên được nhận, trường sẽ trợ cấp toàn bộ phần còn lại. Nếu trường tính “phần tự trang trải” theo HERA 2005, số tiền bảo trợ mà sinh viên được hưởng ở các trường tư sẽ tăng lên đáng kể.

Để con cái được thụ hưởng lợi ích của HERA 2005, các cơ sở kinh doanh phải có dưới 100 nhân công làm việc toàn thời gian. Nếu có nhân công làm việc bán thời gian thì cứ 2 người làm bán thời gian được tính là một người làm toàn thời gian. Đồng thời cơ sở kinh doanh đó phải được gia đình sinh viên xin trợ cấp nắm hơn 50% quyền quyết định.

Một điều hết sức thuận lợi nữa là nếu gia đình sinh viên đang sở hữu hai cơ sở kinh doanh khác nhau và mỗi cơ sở kinh doanh đều sử dụng dưới 100 nhân công, giá trị của của cả 2 cơ sở kinh doanh này vẫn không bị đưa vào tổng tài sản gia đình.

Nói cách khác, nhờ HERA 2005, nhiều gia đình giàu có, với sự hỗ trợ của các chuyên viên tư vấn về thuế và kế toán vẫn hội đủ điều kiện để xin cho con được hưởng mọi khoản trợ cấp về chi phí đại học. Nguyên tắc chính của việc lập những kế hoạch này là lưu giữ tài sản gia đình dưới dạng tài sản doanh nghiệp càng nhiều càng tốt, đồng thời tách hoạt động kinh doanh ra thành những cơ sở kinh doanh khác nhau, sao cho mỗi cơ sở kinh doanh sử dụng không quá 100 nhân công.

Đã đến lúc, những gia đình có các doanh nghiệp thực sự nhỏ và thực sự cần đến trợ cấp của liên bang lưu ý để tận dụng HERA 2005. Đây đó đã có một số chuyên viên nhận xét rằng HERA 2005 có một “lỗ hổng”: nhà làm luật không hỗ trợ cho người nghèo mà là cho người giàu. Do vậy, hãy cố gắng tận dụng điều đó trước khi các nhà làm luật điều chỉnh HERA 2005.
Những Bài Liên Quan:

* Học bổng và nguồn tài trợ (kỳ 1: Tài trợ cho sinh viên Mỹ) (Thursday, August 16, 2007 10:59:23 AM)
Một trong những cách để tiết kiệm chi phí là, thay vì đi thẳng vào đại học, bạn có thể theo học một trường đại học cộng đồng để lấy bằng cao đẳng hai năm trước, và sau đó chuyển sang đại học học tiếp hai năm để lấy bằng cử nhân.
* Học bổng và nguồn tài trợ (kỳ 2: Các trường cam kết bảo trợ học phí) (Thursday, August 16, 2007 11:18:04 AM)
Danh sách các trường cam kết bảo trợ toàn bộ chi phí học cho sinh viên. Danh sách do US NEWS công bố.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=69927&z=150

Tuesday, August 28, 2007

Học bổng và nguồn tài trợ (Kỳ 6: Học bổng cho sinh viên nước ngoài)

Học bổng và nguồn tài trợ (Kỳ 6: Học bổng cho sinh viên nước ngoài)
Monday, August 27, 2007





Pham Khoa (Tổng hợp)

Phần lớn học bổng chỉ dành cho công dân Mỹ, hoặc chí ít là thường trú nhân của Mỹ. Tài trợ cho sinh viên nước ngoài khá hạn chế, nhưng thành tích học tập và làm việc rất hữu ích trong việc giúp bạn tìm nguồn tài trợ. Bạn cũng nên cân nhắc các phương thức "vừa học vừa làm" đề cập trong bài "Tài trợ việc học sau đại học ."

Các phương cách tài trợ

Tài trợ của trường --Bạn nên liên lạc một vị cố vấn giáo dục của trường để hỏi cách tìm hỗ trợ tài chính dành cho sinh viên nước ngoài. Các trường tư thục có nhiều khả năng sẽ cấp tài trợ cho sinh viên nước ngoài hơn là trường công lập. Ngoài ra, các ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên cũng dễ kiếm tài trợ hơn các ngành khác.

Theo các Tòa Lãnh SựHoa Kỳ, tổng số học bổng toàn phần của các trường mỗi năm dành cho các sinh viên nước ngoài là khoảng 1,000, và chỉ có khoảng 100 trường cấp loại học bổng này. Để dành được học bổng toàn phần, bạn phải là một trong những sinh viên hàng đầu ở nước mình, có điểm SAT và TOEFL cao, và có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực khác chẳng hạn như khả năng lãnh đạo hoặc phục vụ cộng đồng. Tỉ lệ ứng viên dành được học bổng là khoảng 1/20.

Một số trường ở Mỹ cam kết hỗ trợ toàn bộ chi phí cho sinh viên. Phần hỗ trợ này được tính sau khi trừ đi phần phải tự trang trải của sinh viên, căn cứ vào thu nhập của gia đình (để hiểu thêm khái niệm "hỗ trợ toàn bộ," xem bài viết "Tài trợ cho sinh viên Mỹ". Về nguyên tắc, nhiều trường cũng hỗ trợ cho sinh viên nước ngoài theo chế độ này, nhưng thực tế sinh viên nước ngoài rất khó cạnh tranh để được nhận vào những trường này.

Vay tiền --Bạn có thể vay một phần tiền chi phí học tập. Cố vấn giáo dục của bạn ở trường có thể cung cấp thông tin về các chương trình cho vay mà bạn đủ điều kiện tham gia. Thường thì bạn phải được một công dân Mỹ cùng ký tên bảo lãnh khoản vay.

Đi làm -- Luật hiện hành chỉ cho phép sinh viên nước ngoài được làm việc bán thời gian - không quá 20 giờ một tuần - và trong năm học đầu tiên chỉ được làm việc trong trường. Các công việc ở trường có thể bao gồm làm việc tại các cơ sở của trường như hiệu sách, thư viện, câu lạc bộ sức khỏe, hoặc trong các phòng hành chính của trường. Bạn cũng nên cân nhắc các chương trình trợ tá, trợ giảng và chương trình Cooperative Education. Các chương trình này được đề cập chi tiết trong bài "Tài trợ việc học sau đại học."

Học bổng thể thao --Học bổng này của các trường nhằm tuyển mộ tài năng thể thao. Học bổng thể thao thường không phân biệt bạn có là công dân Mỹ không, nên cũng là một khả năng đáng chú ý của sinh viên nước ngoài.

Các học bổng quốc tế -- Một số các tổ chức chính phủ và phi chính phủ có các học bổng dành riêng cho người nước ngoài. Các nguồn này hạn chế và có tính cạnh tranh cao nhưng rất hấp dẫn. Phần dưới đây thảo luận chi tiết hơn về một số học bổng lớn.

Học bổng

Dưới đây là một số học bổng lớn, có mỗi năm, hầu hết là TOÀN PHẦN, cho sinh viên nước ngoài. Các học bổng này tài trợ việc đào tạo sau đại học cho những cá nhân thể hiện được thành tích xuất sắc trong hoạt động nghề nghiệp hay xã hội. Hầu hết đòi hỏi ứng viên đã có một thời gian làm việc chuyên môn ít nhất là 3 năm, và ưu tiên cho các thành phần "thiểu số" như phụ nữ và sắc dân thiểu số. Hầu hết ưu tiên cho các ngành liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế, xã hội hoặc đến Hoa kỳ học, như Văn học Mỹ, các ngành Hoa Kỳ học, Quản trị kinh doanh, các ngành về Truyền thông, Quan hệ công cộng, Báo chí, Kinh tế học, Phát triển kinh tế, Sức khoẻ, Môi trường, Quản lý giáo dục, Nghệ thuật, Công nghệ tin học, Quan hệ quốc tế, Luật, Quản lý thư viện, Hành chính công, Chính sách công, Công việc xã hội, Giảng dạy Anh ngữ, Qui hoạch đô thị và Phụ nữ học.

Chương trình du học sinh Fulbright – chương trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa sinh viên từ các nước đến Mỹ học cao học hoặc tiến sĩ. Mỗi năm Fulbright cấp học bổng cho khoảng 1,800 sinh viên từ nhiều nước khác nhau. Thông tin về học bổng này thường được phổ biến trên trang web của Lãnh Sự Quán Mỹ nước sở tại.

Chương trình học giả Fulbright – chương trình của Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ tài trợ cho học giả nước ngoài đi giảng dạy hoặc nghiên cứu tại các viên nghiên cứu hoặc trường đại học ở Mỹ, trong thời gian từ ba đến chín tháng. Ứng viên phải có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ ngành tương ứng. Thông tin về học bổng này cũng được công bố trên trang web của Lãnh Sự Quán Mỹ.

Chương trình học bổng Hubert Humphrey -- Ðây là chương trình học tập, nghiên cứu trong một năm, không cấp bằng, dành cho những viên chức trẻ có triển vọng thăng tiến trong nghề và có nguyện vọng phục vụ công cộng. Người trúng tuyển sẽ theo học một năm ở Hoa Kỳ, trong đó có thực tập chuyên môn, đi thực tế, tham gia hội nghị và hội thảo về lĩnh vực liên quan. Thông tin về học bổng này cũng thường được công bố trên trang web của Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ ở nước sở tại.

Chương trình Ford Foundation International Fellowships (IFP) – IFP là chương trình của International Fellowships Fund, một tổ chức có trụ sở ở New York City. Chương trình nhằm đem lại cơ hội học cao học cho các cá nhân xuất sắc để họ có thể áp dụng cơ hội học này giúp đỡ sự phát triển kinh tế và cộng đồng xứ sở họ. Học bổng này đã hoạt động ở 22 quốc gia, và cấp khoảng 20 đến 30 học bổng hàng năm ở mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, học bổng này do Center for Educational Exchange with Viet Nam (CEEVN) quản lý. Thông tin cung cấp trên trang web của CEEVN: http://www.acls.org/ceevn/2007IFPVn.htm.

Chương trình World Fellows của Yale University -- Mục tiêu của chương trình này là "phát triển một mạng lưới quốc tế các nhà lãnh đạo tiềm năng." Chương trình này của Yale mỗi năm cấp học bổng toàn phần cho 18 người từ khắp nơi trên thế giới đến Yale dự một học kỳ học chuyên biệt về quản lý và lãnh đạo không cấp bằng. Thông tin về chương trình này có trên trang web của Yale University: http://www.yale.edu/worldfellows/html/program.html.

Chương trình Nhật Bản / World Bank – Chương trình này do Chính Phủ Nhật Bản tài trợ, Ngân Hàng Thế Giới quản lý, và ứng viên phải là công dân của một nước thành viên của Ngân Hàng Thế Giới. Tên viết tắt của chương trình là JJ/WBGSP. Ứng viên phải ở trong độ tuổi 25 đến 45. Học bổng cấp cho việc học cao học trong các ngành học liên quan trực tiếp đến phát triển; chương trình này không tài trợ học MBA, tiến sĩ (PhD) hay tiến sĩ luật (JD). Chương trình này đã có 20 năm, và đến nay đã cấp khoảng 2,500 học bổng, chọn lựa từ khoảng 53,000 ứng viên. Thông tin được cung cấp trên trang web của Ngân Hàng Thế Giới: http://go.worldbank.org/DEYLG799V0.

Chương trình học bổng quốc tế của hội American Association of University Women -- Chương trình này nhằm hỗ trợ cho phụ nữ, cấp học bổng $18,000 cho phụ nữ học cao học và $20,000 cho phụ nữ học tiến sĩ ở Mỹ. Năm học 2006-2007 vừa qua, chương trình đã cấp 51 học bổng, chọn lựa trong số hơn 700 ứng viên từ hơn 100 quốc gia. Thông tin được cung cấp trên trang web của Hội: http://www.aauw.org/fga/fellowships_grants/international.cfm.

Chương trình học bổng riêng cho sinh viên Việt Nam: VEF -- Quỹ Giáo Dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation, VEF) là một tổ chức chính phủ độc lập do Quốc Hội Hoa Kỳ thành lập và chính phủ Hoa Kỳ tài trợ hoạt động. Mục tiêu là trao đổi giáo dục về khoa học và công nghệ với Việt Nam. Học bổng cấp cho sinh viên Việt Nam theo học cao học hoặc tiến sĩ ở Mỹ trong các ngành nghề về khoa học tự nhiên hoặc kỹ thuật công nghệ. Sau vài năm hoạt động, học bổng đã đưa khoảng 200 sinh viên sang Mỹ du học. Thông tin cung cấp trên trang web cũa VEF: http://home.vef.gov/


Những Bài Liên Quan:

* Học bổng và nguồn tài trợ (kỳ 1: Tài trợ cho sinh viên Mỹ) (Thursday, August 16, 2007 10:59:23 AM)
Một trong những cách để tiết kiệm chi phí là, thay vì đi thẳng vào đại học, bạn có thể theo học một trường đại học cộng đồng để lấy bằng cao đẳng hai năm trước, và sau đó chuyển sang đại học học tiếp hai năm để lấy bằng cử nhân.
* Học bổng và nguồn tài trợ (kỳ 2: Các trường cam kết bảo trợ học phí) (Thursday, August 16, 2007 11:18:04 AM)
Danh sách các trường cam kết bảo trợ toàn bộ chi phí học cho sinh viên. Danh sách do US NEWS công bố.
* Học bổng và nguồn tài trợ (kỳ 3: Cách tìm học bổng) (Monday, August 20, 2007 3:46:48 PM)
Học bổng không hề làm giảm trợ cấp từ phía trường, mà ngược lại sẽ giảm bớt phần phải tự trang trải của sinh viên. Nhiều học bổng còn là một đóng góp quan trọng vào giá trị resume của bạn vì nó thể hiện tài năng.
* Học bổng và nguồn tài trợ (kỳ 4: Cách xin một học bổng) (Monday, August 20, 2007 4:05:57 PM)
Lập hồ sơ xin học bổng với tâm niệm rằng những người xét học bổng sẽ phải đọc hàng ngàn hay chục ngàn hồ sơ như vậy, và có lẽ chỉ bỏ ra vài phút để lướt qua mỗi hồ sơ. Phải làm cho resume, tiểu luận và thư giới thiệu của bạn "sáng trưng" và "đáng nhớ" bằng những thông tin và trình bày đặc sắc, có tính sáng tạo.
* Học bổng và nguồn tài trợ (Kỳ 5: Tài trợ việc học sau đại học) (Thursday, August 23, 2007 2:22:24 PM)
Có ít nguồn tài trợ cho việc học cao học hơn là đại học. Bạn nên "mở rộng" tầm tìm kiếm. Bí quyết chung là đóng góp hữu ích – làm những việc các tổ chức cấp tài trợ cần để đổi lấy tiền tài trợ...
*

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=64869&z=150

Sunday, August 26, 2007

1-10: hạn chót VEF nhận đơn xin học bổng năm học 2009

1-10: hạn chót VEF nhận đơn xin học bổng năm học 2009

TTO - Từ nay đến 8g ngày 1-10-2007, Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) sẽ nhận đơn xin học bổng cho năm học 2009. VEF chỉ nhận đơn qua mạng tại địa chỉ: http://application.vef.gov/2009/ và không nhận đơn thông qua bất kỳ một trung gian nào.

Bà Bùi Thị Phương Hoa, Quản lý Chương trình Học bổng, cho biết theo kinh nghiệm xét duyệt hồ sơ từ những năm trước, các ứng viên cần hết sức chú ý về bảng điểm ĐH và điểm TOEFL. Những năm trước đã có những trường hợp bị loại rất đáng tiếc vì không có bảng điểm ĐH tiếng Anh hay điểm TOEFL đã hết hạn.

Bà Hoa nhấn mạnh thêm, cũng có một số trường hợp sau khi đã điền xong hồ sơ mà không nhấn vào nút "submit" và những hồ sơ như vậy sẽ bị máy tính tự động loại ngay do được xem là chưa hoàn thành các bước yêu cầu.

VEF sẽ cử cán bộ đến các trường ĐH, viện nghiên cứu, cơ quan, và đơn vị có yêu cầu, đặc biệt là các trường ĐH ở vùng sâu vùng xa, để giới thiệu về chương trình học bổng, hướng dẫn chuẩn bị cũng như cách điền đơn trên mạng.

Tất cả các thông tin cần biết gửi đến VEF trước ngày 15-9-2007 theo địa chỉ: Văn phòng Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), phòng 502, Tháp Hà Nội, 49 Hai Bà Trưng, Hà Nội, ĐT: (04) 9363670, E-mail: vef2009@vef.gov.

Được biết, hàng năm, Quốc hội Hoa Kỳ dành 5 triệu USD Mỹ để hỗ trợ giáo dục và đào tạo của Việt Nam trong các lĩnh vực về khoa học tự nhiên, nông nghiệp, môi trường, y tế, toán học và các ngành kỹ thuật, công nghệ cho tới năm 2018.

Đến nay chương trình học bổng VEF đã đưa 230 nghiên cứu sinh Việt Nam sang học tại hơn 60 trường ĐH hàng đầu của Hoa Kỳ, hầu hết đang học chương trình đào tạo bậc tiến sĩ.

QUỐC DŨNG
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=217269&ChannelID=13

Friday, August 24, 2007

Học bổng và nguồn tài trợ (kỳ 4: Cách xin một học bổng)

Học bổng và nguồn tài trợ (kỳ 4: Cách xin một học bổng)
Monday, August 20, 2007

Làm một hồ sơ xin học bổng thành công

Phạm Khoa

Hầu hết học bổng yêu cầu bạn phải nộp resume và vài thư giới thiệu. Thư giới thiệu là thư nhận xét về năng lực, học vấn và có thể là tính cách của bạn, do một người quen biết nhưng không phải gia đình, viết. Một số học bổng còn yêu cầu viết tiểu luận về bản thân.

Hãy dành nhiều thời gian chăm chút những tài liệu nói trên. Lập hồ sơ xin học bổng với tâm niệm rằng những người xét học bổng sẽ phải đọc hàng ngàn hay chục ngàn hồ sơ như vậy, và có lẽ chỉ bỏ ra vài phút để lướt qua mỗi hồ sơ. Phải làm cho resume, tiểu luận và thư giới thiệu của bạn “sáng trưng” và đáng nhớ bằng những thông tin và trình bày đặc sắc, có tính sáng tạo. Cho người đọc thấy bạn có những thành tích gì khác người, đã vượt qua những khó khăn trong cuộc sống ra sao và có những mơ ước gì. Phải cân nhắc đến mục đích tìm kiếm của tổ chức cấp học bổng. Nếu họ quan tâm đến cộng đồng, cho họ thấy bạn đã có những hoạt động gì phục vụ cộng đồng.

Người đầu tư cho các học bổng thường muốn chọn những sinh viên có tiềm năng gây ảnh hưởng tích cực trên cộng đồng trong tương lai. Vì vậy nên cho thấy khả năng “gây ảnh hưởng” của bạn trong hoạt động xã hội, sinh hoạt học tập hoặc viết lách. Sinh viên càng có nhiều sinh hoạt ngoại khoá càng có nhiều khả năng dành được học bổng. Hoạt động ngoại khoá có thể là các cuộc thi đua giữa các trường về mọi lĩnh vực, thể thao, âm nhạc, các câu lạc bộ của sinh viên, từ thiện, vvv.

Khi viết tiểu luận cũng như resume, nhớ rằng kể chuyện thành công là kể về “sự kiện” chứ không phải “tính chất.” Thí dụ, viết “ông ta là một người thật thà” sẽ không thuyết phục và dễ nhớ bằng viết “ông ta thấy một bà làm rớt đồng hồ Omega ở thương xá Phúc Lộc Thọ và lượm trả lại cho bà ta.” Học bổng thường nói rõ yêu cầu về đề tài viết tiểu luận. Nếu họ chỉ yêu cầu chung chung là “về bản thân bạn,” thì bạn phải cân nhắc cẩn thận bố cục bài viết. Đừng kể lể lại nội dung của resume, hay tường thuật tiểu sử theo thứ tự thời gian. Bài viết thành công thường là bài kể chuyện về một chọn lựa quan trọng trong đời, một bước ngoặc, một quá trình vượt qua khó khăn, một câu chuyện thể hiện tính cách hay sức ảnh hưởng của bạn, hay thậm chí một thất bại đã giúp bạn trưởng thành.

Thư giới thiệu tốt nhất là do những người đã có dịp làm việc gần gũi với bạn viết. Giảng viên, giáo sư, cấp trên, huấn luyện viên, linh mục trong tôn giáo hoặc đồng sự trong các sinh hoạt xã hội, từ thiện. Nếu bạn xin thư giới thiệu của giảng viên hay giáo sư, nên nhớ lúc phù hợp nhất là khi khoá học vừa kết thúc, vì lúc đó giảng viên còn nhớ rõ về bạn và biểu hiện của bạn trong lớp. Phải xin thư giới thiệu ngay khi học xong một khoá học, và để dành sử dụng khi cần. Khi xin thư giới thiệu, nhớ viết sẵn cho người giới thiệu rõ những thông tin cần biết để làm súc tích nội dung giới thiệu: điểm thi, công việc hay luận văn cụ thể bạn đã làm cho họ, tên họ, địa chỉ của bạn và các giải thưởng hay bằng khen bạn đã nhận được nếu có.

Tìm học bổng không dễ dàng, nhưng là việc trong tầm tay nếu bạn chịu đầu tư thời gian. Đầu tư này rất xứng đáng vì những ích lợi cả về tài chính lẫn giá trị nghề nghiệp cho cuộc đời.

(Kỳ sau: Tìm tài trợ học sau đại học?)
Những Bài Liên Quan:

* Columbia University (kỳ 2) (Friday, August 10, 2007 1:13:09 PM)
Columbia University là học viện cổ xưa nhất trong nền giáo dục cao đẳng tại tiểu bang New York. Ðược thành lập và cho phép hoạt động dưới tên King's College vào năm 1754, Columbia là trường đại học lâu đời đứng hàng thứ sáu tại Hoa Kỳ (tính theo ngày thành lập, nhưng là đại học lâu đời hàng thứ năm tính theo ngày được giấy phép). Sau Cuộc Chiến Tranh Cách Mạng Mỹ, King's College được cải danh là Columbia College vào năm 1784. Ðến năm 1896, trường lại được đổi tên là Columbia University. Trải qua thời gian, Ðại Học Columbia đã lớn mạnh để bao gồm 20 trường và các học viện cao đẳng liên hệ.
* Cấu trúc Đại Học và Hướng Nghiệp Hoa Kỳ - Khái niệm căn bản (kỳ 2) (Monday, August 13, 2007 4:09:35 PM)
Đặc tính của nền giáo dục Mỹ là tính linh động và đa dạng. Người học có rất nhiều lựa chọn để theo đuổi các chương trình học sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh và yêu cầu công việc của mình. Bạn có thể theo các chương trình cấp bằng cao đẳng, đại học, cao học, hay chương trình dạy nghề, có thể chọn học toàn bộ chương trình hay làm “sinh viên đặc biệt” chỉ học một phần không lấy bằng cấp. Trong mỗi chương trình, bạn được quyền lựa chọn môn học để thiết kế chương trình theo ý muốn.
* Cấu trúc Đại Học và Hướng Nghiệp Hoa Kỳ - Khái niệm căn bản (kỳ 1) (Monday, August 13, 2007 4:24:08 PM)
Đặc tính của nền giáo dục Mỹ là tính linh động và đa dạng. Người học có rất nhiều lựa chọn để theo đuổi các chương trình học sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh và yêu cầu công việc của mình. Bạn có thể theo các chương trình cấp bằng cao đẳng, đại học, cao học, hay chương trình dạy nghề, có thể chọn học toàn bộ chương trình hay làm “sinh viên đặc biệt” chỉ học một phần không lấy bằng cấp. Trong mỗi chương trình, bạn được quyền lựa chọn môn học để thiết kế chương trình theo ý muốn.
* Học bổng và nguồn tài trợ (kỳ 1: Tài trợ cho sinh viên Mỹ) (Thursday, August 16, 2007 10:59:23 AM)
Một trong những cách để tiết kiệm chi phí là, thay vì đi thẳng vào đại học, bạn có thể theo học một trường đại học cộng đồng để lấy bằng cao đẳng hai năm trước, và sau đó chuyển sang đại học học tiếp hai năm để lấy bằng cử nhân.
* Học bổng và nguồn tài trợ (kỳ 2: Các trường cam kết bảo trợ học phí) (Thursday, August 16, 2007 11:18:04 AM)
Danh sách các trường cam kết bảo trợ toàn bộ chi phí học cho sinh viên. Danh sách do US NEWS công bố.
* Columbia University (kỳ cuối) (Friday, August 17, 2007 4:10:15 PM)
Columbia University là học viện cổ xưa nhất trong nền giáo dục cao đẳng tại tiểu bang New York. Ðược thành lập và cho phép hoạt động dưới tên King's College vào năm 1754, Columbia là trường đại học lâu đời đứng hàng thứ sáu tại Hoa Kỳ (tính theo ngày thành lập, nhưng là đại học lâu đời hàng thứ năm tính theo ngày được giấy phép).
* Học bổng và nguồn tài trợ (kỳ 3: Cách tìm học bổng) (Monday, August 20, 2007 3:46:48 PM)
Học bổng không hề làm giảm trợ cấp từ phía trường, mà ngược lại sẽ giảm bớt phần phải tự trang trải của sinh viên. Nhiều học bổng còn là một đóng góp quan trọng vào giá trị resume của bạn vì nó thể hiện tài năng.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=64458&z=150

Thursday, August 23, 2007

Đơn xin dự chương trình học bổng LIA năm tới có thể lấy ở trang www.leap.org.

Nhiều SV Việt Vào Leadership In Action Việt Báo Thứ Năm, 8/23/2007, 12:02:00 PM

Các em tốt nghiệp 2007 được học bổng thực tập sinh Leadership In Action, tứ trái sang: Tam Nguyen, Pauline Le, Preeti Sharma, Scott Chan, Ji Hyun Park, Jackie Mitra, Bobby Zuluaga, Vinh Nguyen, vàd Choon Leong. Năm nay là năm thứ 10 của chương trình này bảo trợ bởi Leadership Education for Asian Pacifics, Inc. (LEAP) và Anheuser-Busch. Buổi tiệc trao giải đã tổ chức hôm 16-8-2007 tại nhà thờ Centenary United Methodist Church tại khu phố Little Tokyo, Quận Los Angeles. Năm nay đặc biệt có 4 trong 5 thực tập sinh là sinh viên từ ngoại quốc tới, từ Nam Hàn, Mã Lai, Phi Luật Tân và Việt Nam. Đơn xin dự chương trình học bổng LIA năm tới có thể lấy ở trang www.leap.org. Cần thêm chi tiết xin gọi: Jade Agua, Community Program Manager, số (213) 485-1422, ext. 4107, hay email cô ở: jagua@leap.org.

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=113212

Đi Úc Du Học, Thi Gian Lận: Nhiều Bằng Cao Học Sẽ Bị Hủy



Đi Úc Du Học, Thi Gian Lận: Nhiều Bằng Cao Học Sẽ Bị Hủy Việt Báo Thứ Năm, 8/23/2007, 12:02:00 PM

Một đại học Úc nói hôm Thứ Tư là họ sẽ xem xét hủy bỏ các văn bằng cao học đã cấp cho một nhóm sinh viên ngoại quốc sau khi một cuộc kiểm tra thấy ra có sự gian lận rộng lớn.

Đaị Học University of New England nói là có thấy “đạo văn quá nhiều” trong các bài nộp bởi sinh viên cho 1 đề tài kỹ thuật tin học được dạy ngoài khuôn viên trường bởi một trường khác.

Nghi ngờ thoạt tiên khởi từ tháng 11-2006 nhờ 1 sinh viên báo cáo, làm trường kiểm tra lại tất cả các sinh viên hoàn tất chủ đề này từ 2004 tới 2006.

Đaị học đưa ra bản văn, “Trong 210 bài luận đề liên hệ được kiểm tra, có rất nhiều bị xem là đaọ văn.”

Các đại học Úc thu nhiều tiền nhờ học phí từ các sinh viên ngoại quốc, đa số là từ Á Châu.

Trường University of New England, trụ sở chính ở Armidale thuộc New South Wales, nói là trường phaỉ bảo vệ uy tín của trường.

Viện Phó Alan Pettigrew nói, “DDaị học chúng tôi không ngại ngùng trừng phạt nếu cần thiết, để bảo vệ thanh danh học lực của trưòờng.”

Trường từ chối kể tên cơ chế đại học nơi trung tâm cac1 sinh viên này liên hệ.

Tuy nhiên, một tấm ảnh của AFP trong bản tin cho thấy sinh viên Việt Nam ở Hà Nội đang ghi danh xin vào đaị học Úc này.
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=113210

Friday, August 17, 2007

Học bổng và nguồn tài trợ (kỳ 1: Tài trợ cho sinh viên Mỹ)

Học bổng và nguồn tài trợ (kỳ 1: Tài trợ cho sinh viên Mỹ)
Thursday, August 16, 2007

Phạm Khoa (tổng hợp)

Khái quát về chi phí đại học

Các trường đại học Mỹ đều có công bố trên trang web của họ thông tin về chi phí, thay đổi tuỳ theo trường công lập, cộng đồng hay tư thục. Chi phí sinh hoạt thay đổi tùy theo khu vực sống. Phải lên kế hoạch tài chính trước khi chọn trường, ít nhất là một năm trước khi xin nhập học, rồi theo đó bắt đầu tìm các nguồn tài trợ. Ngoài học phí còn có các loại lệ phí của trường, tiền mua sách, ăn ở và đi lại.

Mức học phí ít khi thể hiện chất lượng của trường.Trường tư thục thường có học phí cao nhất, trường công lập có học phí thấp hơn một chút và trường cộng đồng có học phí thấp nhất. Học phí trường công lập và cộng đồng càng thấp hơn nhiều nếu bạn là cư dân thường trú của tiểu bang. Để thoả điều kiện này sinh viên thường được yêu cầu cung cấp bằng chứng đã cư ngụ tại tiểu bang ít nhất một năm và có ý định sẽ cư ngụ lâu dài.Thí dụ về bằng chứng ý định cư ngụ lâu dài là bằng lái, giấy đăng ký sở hữu xe hay đăng ký bầu cử tại tiểu bang.

Đây là một thí dụ cho thấy sự khác biệt về học phí của các loại trường trong cùng tiểu bang California. Các con số đều là xấp xỉ và chỉ bao gồm học phí:

Tên trường


Loại trường


Học phí cho 9 tháng học





Sinh viên thường trú


Sinh viên khác

University of Southern California


Tư thục


$35,212


$35,212

California State University, Los Angleles


Công lập


$3,332


$13,332

Cypress College


Cộng đồng


$600


$5,460

Một trong những cách để tiết kiệm chi phí là, thay vì đi thẳng vào đại học, bạn có thể theo học một trường đại học cộng đồng để lấy bằng cao đẳng hai năm trước, và sau đó chuyển sang đại học học tiếp hai năm để lấy bằng cử nhân.

Nguồn tài trợ đại học

Chi phí đại học thường được tài trợ như sau nếu trường hứa hẹn sẽ bảo trợ TOÀN BỘ chi phí:

* “Nhu cầu tài chính” của sinh viên được tính bằng tổng chi phí dự kiến cho năm học trừ đi “phần (phải) tự trang trải” của cha mẹ và sinh viên. “Phần tự trang trải” được tính theo công thức của liên bang, căn cứ vào tài sản và thu nhập của cha mẹ và sinh viên;
* Trường qui định một mức cố định chi phí trong phần “nhu cầu tài chính” làm mức mà sinh viên phải tự lo bằng cách vay và làm thêm; thí dụ ở Standford University mức này là $4,000. Sau khi trừ đi khoản $4,000 này và các khoản trợ cấp của liên bang và tiểu bang mà sinh viên nhận được, trường sẽ trợ cấp toàn bộ phần còn lại.

Phần phải tự lo $4,000 nói trên có thể được trang trải bằng các khoản vay của chính phủ liên bang, vay của tư nhân, đôi khi vay của trường, làm việc thêm, và các học bổng bên ngoài. Bài viết Kỳ III sẽ nói chi tiết hơn về các khoản vay liên bang, trợ cấp của liên bang, tiểu bang, và học bổng bên ngoài.

Ở những trường không có hứa hẹn bảo trợ toàn bộ chi phí, sinh viên phải tự lo nhiều hơn, bằng cách vay tiền và xin học bổng. Xem danh sách các trường có hứa hẹn bảo trợ toàn bộ chi phí trong bài Kỳ II.

Chương trình tiết kiệm miễn thuế 529

Chưa có nhiều gia đình biết về chương trình 529. Chương trình này lấy tên theo Đạo Luật 529, cho phép các bậc cha mẹ mở một tài khoản tiết kiệm đặc biệt; các khoản thu nhập bỏ vào đây tạm thời không cần đóng thuế thu nhập. Thuế sẽ được tính khi rút tiền ra khỏi tài khoản, nhưng nếu rút ra để chi cho đào tạo giáo dục, số tiền đó sẽ hoàn toàn miễn thuế. Từ năm ngoái chính phủ đã quyết định điều khoản miễn thuế này có hiệu lực vĩnh viễn. Từ đó quỹ được các bậc cha mẹ đưa vào tài khoản 529 đã tăng nhanh, theo US News, trong năm ngoái từ tổng số $68.4 tỉ lến đến $90.7 tỉ, giúp hạ thấp hơn phí mở tài khoản, càng làm tăng tính hấp dẫn của nó. Vì hiệu lực miễn thuế đã thành vĩnh viễn, các bậc cha mẹ có thể kế hoạch tiết kiệm cho đại học ngay từ khi con còn nhỏ.

(Kỳ sau: Chi tiết các nguồn tài trợ và học bổng)
Những Bài Liên Quan:

* Ðại học Michigan State University (Friday, July 27, 2007 4:40:23 PM)
Trường Michigan State University, thường gọi tắt là “Mich State” hoặc có khi gọi ngắn hơn nữa là “MSU,” là một trường đại học tiêu biểu cho loại trường đại học công, thành lập sau thời nội chiến Mỹ, của miền Trung Tây Hoa Kỳ.
* Ðại học Columbia (kỳ 1) (Thursday, August 02, 2007 4:32:42 PM)
Columbia University là đại học tư chuyên về nghiên cứu tại Hoa Kỳ. Khuôn viên chính của đại học nằm trong khu Morningside Heights trong khu vực Manhattan thuộc thành phố New York. Tên "cúng cơm" của trường là Columbia University in the City of New York, và trường được hợp thức hóa dưới tên The Trustees of Columbia University in the City of New York. Ðây là một trong tám trường đại học thuộc các đại học siêu sao Ivy League.
* Santa Ana College được xếp hạng 10 toàn quốc (Wednesday, August 08, 2007 12:45:52 PM)
Theo tuần báo Community College Week, một tờ báo phát hành trên toàn quốc cho những chuyên viên của các trường đại học hai năm, trường đại học Santa Ana College đứng hạng 10 trên toàn quốc trong danh sách 100 trường cấp bằng “Associate of Arts Degree” (A A Degree) đối với các sinh viên gốc Hispanic.
* Columbia University (kỳ 2) (Friday, August 10, 2007 1:13:09 PM)
Columbia University là học viện cổ xưa nhất trong nền giáo dục cao đẳng tại tiểu bang New York. Ðược thành lập và cho phép hoạt động dưới tên King's College vào năm 1754, Columbia là trường đại học lâu đời đứng hàng thứ sáu tại Hoa Kỳ (tính theo ngày thành lập, nhưng là đại học lâu đời hàng thứ năm tính theo ngày được giấy phép). Sau Cuộc Chiến Tranh Cách Mạng Mỹ, King's College được cải danh là Columbia College vào năm 1784. Ðến năm 1896, trường lại được đổi tên là Columbia University. Trải qua thời gian, Ðại Học Columbia đã lớn mạnh để bao gồm 20 trường và các học viện cao đẳng liên hệ.
* Cấu trúc Đại Học và Hướng Nghiệp Hoa Kỳ - Khái niệm căn bản (kỳ 2) (Monday, August 13, 2007 4:09:35 PM)
Đặc tính của nền giáo dục Mỹ là tính linh động và đa dạng. Người học có rất nhiều lựa chọn để theo đuổi các chương trình học sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh và yêu cầu công việc của mình. Bạn có thể theo các chương trình cấp bằng cao đẳng, đại học, cao học, hay chương trình dạy nghề, có thể chọn học toàn bộ chương trình hay làm “sinh viên đặc biệt” chỉ học một phần không lấy bằng cấp. Trong mỗi chương trình, bạn được quyền lựa chọn môn học để thiết kế chương trình theo ý muốn.
* Cấu trúc Đại Học và Hướng Nghiệp Hoa Kỳ - Khái niệm căn bản (kỳ 1) (Monday, August 13, 2007 4:24:08 PM)
Đặc tính của nền giáo dục Mỹ là tính linh động và đa dạng. Người học có rất nhiều lựa chọn để theo đuổi các chương trình học sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh và yêu cầu công việc của mình. Bạn có thể theo các chương trình cấp bằng cao đẳng, đại học, cao học, hay chương trình dạy nghề, có thể chọn học toàn bộ chương trình hay làm “sinh viên đặc biệt” chỉ học một phần không lấy bằng cấp. Trong mỗi chương trình, bạn được quyền lựa chọn môn học để thiết kế chương trình theo ý muốn.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=64204&z=150

Monday, July 30, 2007

Đại học Sheffield tại Anh Quốc công bố có nhiều suất học bổng cho sinh viên Việt Nam



Đại học Sheffield tại Anh Quốc công bố có nhiều suất học bổng cho sinh viên Việt Nam
2007.07.30

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Đại học Sheffield xếp thứ 8 tại Anh Quốc công bố có nhiều suất học bổng hệ đại học và sau đại học cho sinh viên Việt Nam. Để giúp các bạn học sinh-sinh viên trong nước tìm hiểu chi tiết liên quan đến các suất học bổng này, Trà Mi đã có cuộc trao đổi với bà Tina Yeung, Trợ lý Giám đốc, người chuyên phụ trách văn phòng Đông Nam Á của đại học Sheffield tại Malaysia. Phần chuyển ngữ do Nhã Trân trình bày.

* Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
* Tải xuống để nghe

Trang web trường đại học Sheffield

Bà Tina Yeung: Chúng tôi có những suất học bổng dành riêng cho sinh viên Việt Nam, đặc biệt là các suất học bổng của các khoa ngành như kỹ sư, khoa học thuần khiết, và luật.

Ngoài ra, chúng tôi cũng có học bổng tiến sĩ, dành cho những sinh viên muốn theo đuổi các chương trình đào tạo tiến sĩ của trừơng. Những suất học bổng này có giá trị 25% tổng học phí của cả năm và sẽ kéo dài trong suốt quá trình học.

Trà Mi: Trừơng có những suất học bổng toàn phần nào dành cho sinh viên Việt Nam không, thưa bà?

Bà Tina Yeung: Không, chúng tôi chỉ có học bổng bán phần cho nhiều ngành ở bậc đại học như điện tử, vi tính, không gian, khảo cổ học, hoá học, địa lý, vật lý, kinh tế, tâm lý, nghiên cứu thông tin..v..v..

Trà Mi: Chương trình học bổng dành cho sinh viên Việt Nam đựơc thực hiện đều đặn mỗi năm chứ, thưa bà?

Bà Tina Yeung: Vâng đúng vậy.

Chúng tôi có những suất học bổng dành riêng cho sinh viên Việt Nam, đặc biệt là các suất học bổng của các khoa ngành như kỹ sư, khoa học thuần khiết, và luật.

Bà Tina Yeung

Trà Mi: Thời hạn chót nộp đơn cho năm nay là khi nào thưa bà?

Bà Tina Yeung: Chúng tôi nhận đơn cho tới cuối tháng 8 năm nay, để bắt đầu học kỳ vào tháng 9.

Trà Mi: Xin bà cho biết thêm về trị giá và thời hạn của các phần học bổng này?

Bà Tina Yeung: Các suất học bổng đại học trị giá 2 ngàn bảng Anh mỗi năm và kéo dài trong thời gian 3 năm hoàn tất chương trình. Ngoài ra, sinh viên nếu muốn tiếp tục học lên chương trình cao học, cũng sẽ có cơ hội nhận đựơc học bổng khi đăng ký học thạc sĩ tại trường. Khác với Australia và Mỹ, chương trình đại học ở Anh là 3 năm và bậc thạc sĩ chỉ trong 1 năm.

Trà Mi: Thưa các tiêu chuẩn và điều kiện để được xét duyệt học bổng của trường là như thế nào?

Bà Tina Yeung: Để xin đựơc học bổng, trước tiên, sinh viên phải được nhận vào học ở trừơng đại học Sheffield và phải có thành tích học tập tốt. Và muốn tiếp tục giữ đựơc học bổng trong các năm học tiếp theo, sinh viên phải đạt trên 60% tổng số điểm trong suốt năm đầu tiên. Nếu không, sinh viên sẽ không tiếp tục nhận đựơc học bổng trong những năm học tiếp theo.

Trà Mi: Ngoài những điều kiện vừa kể, ứng viên cần phải đáp ứng những yêu cầu nào khác không thưa bà?

Bà Tina Yeung: Nếu học sinh vừa tốt nghiệp lớp 12 tại Việt Nam, thường chúng tôi sẽ yêu cầu các em hoàn tất 1 năm căn bản tại các trường cao đẳng Sheffield ở quốc tế, hoặc chương trình dự bị đại học ở Hà Nội trước khi nộp đơn xin nhập học.

Sinh viên nên truy cập vào trang web của trường Sheffield để tìm hiểu thêm các chi tiết cụ thể, ở địa chỉ http://www.shef.ac.uk/ Tại đó, sẽ có chi tiết hướng dẫn cụ thể.

Trà Mi: Cho tới nay, đã có sinh viên Việt Nam nào được nhận học bổng của trừơng chưa, thưa bà?

Bà Tina Yeung: Vâng, thật ra con số sinh viên từ Việt Nam tại trường đại học Sheffield đang ngày một tăng lên. Hơn nữa số du sinh Việt Nam tại Anh cũng đông. Và tôi đựơc biết cuối tuần này tại London có tổ chức sự kiện gọi là “một ngày Việt Nam” nữa đấy.

Trà Mi: Xin cảm ơn bà đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/07/30/ScholarshipsForVnStudentFromSheffieldUniversity_TMi/

Saturday, July 21, 2007

Thượng Viện biểu quyết gia tăng trợ giúp tài chính cho sinh viên

Thượng Viện biểu quyết gia tăng trợ giúp tài chính cho sinh viên
Friday, July 20, 2007

WASHINGTON (AP) - Hôm Thứ Sáu, 20 Tháng Bảy, Thượng Viện đã thông qua một dự luật nhằm gia tăng trợ cấp tài chính cho các sinh viên đại học và cao đẳng.

Dự luật sẽ tăng thêm tiền cho các sinh viên nhận trợ cấp Pell dành cho những người nghèo nhất. Hiện giờ họ nhận được một cấp khoản tối đa là 4,310 Mỹ kim một năm, dự luật sẽ tăng cấp khoản này lên thành 5,400 Mỹ kim vào năm 2011.

Ðể có tiền chi tiêu cho đề nghị này, các nhà lập pháp sẽ cắt giảm khoảng 18 tỉ Mỹ kim về trợ cấp của liên bang dành cho các ngân hàng cung cấp tiền vay cho sinh viên với sự hỗ trợ của chính phủ.

Các quy tắc ngân sách đòi hỏi rằng hơn 700 triệu Mỹ kim tiết kiệm được sẽ được dùng để giảm bớt khiếm hụt ngân sách liên bang, nhưng phần còn lại sẽ được chi cho các phúc lợi của sinh viên.

“Dự luật này không gây tốn kém cho người đóng thuế, bởi vì chúng tôi lấy tiền của ngân hàng và cung cấp tiền đó cho chính các sinh viên,” theo lời Nghị Sĩ Edward Kennedy, chủ tịch Ủy Ban Giáo Dục Thượng Viện.

Dự luật đã được thông qua với 78 phiếu thuận, 18 phiếu chống.

Dự luật không giảm lãi suất trong những khoản tiền vay của sinh viên thuộc thành phần nghèo và trung lưu, là biện pháp nằm trong một dự luật đã được Hạ Viện thông qua. Một ủy ban lưỡng viện sắp tới đây sẽ soạn ra một dự luật thỏa hiệp.

“Tôi không cho rằng chúng tôi sẽ gặp nhiều rắc rối trong việc giải quyết các khác biệt,” ông Kennedy nói.

Cả hai dự luật của Hạ Viện và Thượng Viện liên quan đến tiền vay của sinh viên đều ấn định mức tối đa mà các sinh viên phải trả hàng năm theo một tỉ lệ với lợi tức của họ, nhằm giúp họ không phải trả quá số tiền mà họ có thể kham nổi.

Cả hai dự luật đều xóa nợ cho những người gia nhập những nghề nghiệp phục vụ công cộng sau 10 năm trả nợ.

Dự luật nhằm giữ đúng những hứa hẹn mà các nhà lập pháp Dân Chủ đã đưa ra trong cuộc bầu cử vừa qua để giúp các sinh viên đại học thuộc các gia đình lợi tức thấp hoặc trung bình trả tiền học.

Dự luật nằm trong một dự luật ngân sách cần phải thông qua để đáp ứng các mục đích chi tiêu của ngân sách liên bang. Bằng cách liên kết việc trợ giúp sinh viên với dự luật ngân sách, các đảng viên Dân Chủ muốn bảo đảm rằng dự luật về tiền vay của sinh viên sẽ không bị ngăn chặn bởi thiểu số Cộng Hòa tại Thượng Viện.

Một dự luật thứ nhì của Thượng Viện, có thể sẽ được cứu xét vào tuần tới, sẽ giản dị hóa thủ tục xin liên bang trợ giúp tài chính và sẽ lưu ý tới những xung đột quyền lợi trong kỹ nghệ cung cấp tiền vay cho sinh viên. Dự luật tìm cách cắt đứt những liên hệ quá mật thiết giữa các ngân hàng và các trường đại học như đã được phát hiện trong những cuộc điều tra của liên bang và tiểu bang. (n.n.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=62888&z=4

Friday, June 15, 2007

Boeing cấp 12 suất học bổng toàn phần cho sinh viên trường đại học Cần Thơ

Boeing cấp 12 suất học bổng toàn phần cho sinh viên trường đại học Cần Thơ
2007.06.15

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Tập đoàn công ty Boeing vừa thông báo cấp 12 suất học bổng toàn phần cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin và Tin học của Việt Nam tại các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trà Mi liên hệ với ông Bob Saling, phát ngôn viên của công ty, phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, để tìm hiểu thêm chi tiết.

* Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
* Tải xuống để nghe

Trang web boeing.com

Ông cho biết thêm thông tin liên quan đến chương trình học bổng dành cho sinh viên Việt Nam:

Ông Bob Saling: Chúng tôi mới khởi động chương trình học bổng này hồi đầu năm nay. Thật ra, kế hoạch đã được bàn thảo vài tháng trước rồi, nhưng cần phải có thời gian trước khi mọi việc thực sự bắt đầu thành hình. Đầu năm nay, khi chúng tôi đến Việt Nam tiến hành hàng loạt các khoá đào tạo về công nghệ thông tin ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi đã chính thức loan báo tin này tại trường đại học Cần Thơ.

Đây là một trong những nỗ lực của chúng tôi nhằm hỗ trợ Việt Nam xây dựng cơ sở về công nghệ thông tin, đặc biệt ở cấp bậc đại học. Bước đầu, chúng tôi sẽ cấp 13 suất học bổng toàn phần cho những sinh viên xứng đáng, từ mỗi tỉnh của khu vực Nam Bộ. Thời hạn của các suất học bổng này sẽ kéo dài trong suốt 4 năm đại học.

Trà Mi: Xin ông cho biết rõ hơn về quá trình tuyển chọn cấp phát những suất học bổng này cũng như các tiêu chuẩn đề ra đối với ứng viên?

Ông Bob Saling: Trường đại học Cần Thơ sẽ phụ trách phần tuyển chọn ứng viên dựa vào nhu cầu tài chính và thành tích học tập xuất sắc của các sinh viên. Tuy nhiên, cơ bản là các suất học bổng sắp tới đây ưu tiên dành cho các ứng viên trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sắp trở thành sinh viên khoa Công nghệ thông tin và Tin học tại trường đại học Cần Thơ.

Trà Mi: Gía trị của những suất học bổng này ra sao, sẽ trang trải những khoản nào?

Trường đại học Cần Thơ sẽ phụ trách phần tuyển chọn ứng viên dựa vào nhu cầu tài chính và thành tích học tập xuất sắc của các sinh viên. Tuy nhiên, cơ bản là các suất học bổng sắp tới đây ưu tiên dành cho các ứng viên trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sắp trở thành sinh viên khoa Công nghệ thông tin và Tin học tại trường đại học Cần Thơ.

Ông Bob Saling

Ông Bob Saling: Đó là những học bổng đài thọ toàn bộ tiền học phí. Mặc dù chúng tôi không thể tiết lộ thông tin về giá trị của các suất học bổng này ngay lúc này, nhưng chắc chắn đây là những suất học bổng lớn, có giá trị.

Trà Mi: Thời điểm cấp phát học bổng sẽ bắt đầu khi nào, thưa ông?

Ông Bob Saling: Các sinh viên được lựa chọn sẽ được trao học bổng vào đầu mỗi niên học trong suốt 4 năm đại học. Và những suất học bổng đầu tiên của chúng tôi sẽ được cấp phát bắt đầu từ học kỳ thứ 3 của năm 2007 này, tức là trong vài tháng tới đây.

Trà Mi: Trong tương lai, tập đoàn Boeing có dự tính sẽ cấp những suất học bổng du học cho sinh viên Việt Nam sang Mỹ học tập, thay vì là những khoản học bổng tại chỗ như hiện nay không, thưa ông?

Ông Bob Saling: Cho tới nay, chúng tôi chưa thực hiện các chương trình học bổng giúp sinh viên ngoại quốc sang Mỹ học tập. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang làm việc với các trường đại học ở Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm xúc tiến những cuộc đối thoại giữa các trường hai nước, để giúp sinh viên Việt có khả năng sang Mỹ theo đuổi sự nghiệp học tập ở mức cao hơn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đang bàn thảo với các trường đại học ở Việt Nam, khuyến khích họ nâng cao chất lượng, uy tín chương trình giảng dạy để đáp ứng với tiêu chuẩn quốc tế. Tóm lại, chúng tôi đang thực hiện những phương pháp đa chiều giúp Việt Nam xây dựng hạ tầng ngành công nghệ thông tin.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.

Thông tin trên mạng:

- Boeing to Provide Technology Scholarships for Vietnamese University
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/06/15/BoeingProvideTechnologyScholarshipsForVnStudent_TMi/

Monday, May 14, 2007

Cụ cố 95 tuổi tốt nghiệp cử nhân nhưng muốn học tiếp thêm cao học

Cụ cố 95 tuổi tốt nghiệp cử nhân nhưng muốn học tiếp thêm cao học
Sunday, May 13, 2007

FORT HAYS, Kansas - Ở tuổi 95, cụ cố bà Nola Ochs đã trở thành người cao tuổi nhất thế giới tốt nghiệp bậc cử nhân, tuy nhiên cụ cố bà Ochs chưa chịu ngưng ở đây đâu, cụ còn muốn tiếp tục học thêm nữa để tốt nghiệp cao học luôn.

Cụ cố Ochs nói: “Thật không có gì đáng ngạc nhiên nếu tôi lại khởi đầu học tiếp thêm nữa.”

Cụ cố bà Ochs đã nhận lãnh cấp bằng cử nhân về lịch sử trong buổi lễ tốt nghiệp tại viện đại học tiểu bang Kansas ở Fort Hays, hôm 12 Tháng Năm, và đích thân Thống Ðốc Kathleen Sebelius đã trao bằng tốt nghiệp cho cụ cố Ochs, và ngay lúc đó đã được cả hội trường đứng lên hoan hô nhiệt liệt, phá vỡ một quy định từ bấy lâu nay, chỉ cho hoan hô sau khi tất cả tên của các sinh viên tốt nghiệp đã được đọc hết, mà lần này có tất cả 2,176 sinh viên tốt nghiệp, kể cả cháu gái út của cụ cố, là Alexandra Ochs.

Nhiều thân nhân từ các tiểu bang xa xôi, tận California, cũng đến tham dự buổi lễ tốt nghiệp này, trên người mặc áo thung có hàng chữ như sau “Cụ cố Nola là số 1”, miệng la hét hoan hô và tay phất cờ Hoa Kỳ lia lịa trong khi cụ cố Ochs lên khán đài để nhận lãnh cấp bằng tốt nghiệp.

Sau đó trong một cuộc họp báo, cụ cố Ochs chỉ nói vắn tắt như sau: “Tôi cũng chỉ là một sinh viên bình thường thôi...”

Trước đây vị cao niên nhất tốt nghiệp đại học, được ghi lại trong sách chuyên ghi về các kỷ lục Guinness book of Records, là Mozelle Richardson, tốt nghiệp từ Viện Ðại Học Oklahoma vào năm 2004, lúc đó đã 90 tuổi.

Cụ cố Ochs hiện nay là vị cao niên nhất trong một đại gia đình gồm có ba người con trai - người con trai thứ tư đã qua đời hồi năm 1995 - cùng với 13 đứa cháu trai, gái và 15 đứa chắt trai, gái.

Cụ cố đã ở vậy từ năm 1972, sau khi người chồng, từng chung sống với nhau suốt 39 năm, giã từ cõi trần này... (L.T.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=59728&z=4

Friday, April 20, 2007

Đại học Westminster công bố nhiều học bổng dành cho sinh viên nước ngoài

Đại học Westminster công bố nhiều học bổng dành cho sinh viên nước ngoài
2007.04.20

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Đại học Westminster, một trong những trường đại học hàng đầu tại Anh Quốc, công bố nhiều học bổng hệ đại học và sau đại học niên khoá 2007-2008 dành cho sinh viên nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

* Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
* Tải xuống để nghe

Trang web của trường đại học Westminster.

Trà Mi trao đổi với ông Marcus Hicky, viên chức thuộc văn phòng chuyên trách của trường, để hỏi thăm chi tiết liên quan đến các suất học bổng này, và được ông cho biết.

Ông Marcus Hicky: Trường chúng tôi có nhiều suất học bổng toàn phần mà sinh viên Việt Nam có thể đăng ký, chủ yếu cho chương trình cao học và tiến sĩ. Tổng cộng năm nay chúng tôi có 150 suất học bổng cho sinh viên nứơc ngoài. Hạn chót nộp đơn cho hầu hết các học bổng năm nay là ngày 31 tháng 5.

Trà Mi: Ông có thể cho biết chi tiết hơn về những suất học bổng toàn phần dành cho sinh viên Việt Nam?

Ông Marcus Hicky: Tùy thuộc vào ngành học mà các ứng viên lựa chọn, phần lớn các học bổng toàn phần của chúng tôi dành cho các khoá học về thương mại. Ví dụ như học bổng toàn phần bậc thạc sĩ ngành quản lý du lịch của chúng tôi rất phổ biến.

Trà Mi: Xin ông cho biết thêm về trị giá và thời hạn của các phần học bổng toàn phần?

Ông Marcus Hicky: Hầu hết các suất học bổng toàn phần dành cho chương trình đại học và sau đại học sẽ đài thọ chi phí trong suốt 12 tháng của khoá học, bao gồm tiền học, chi phí chỗ ở và sinh hoạt phí, kể cả tiền vé máy bay khứ hồi đến Anh Quốc.

Vì chúng tôi có rất nhiều loại học bổng khác nhau, tuỳ ngành học, nên tốt nhất là ứng viên nên truy cập vào website của chúng tôi để tìm hiểu thêm chi tiết cụ thể, tại địa chỉ www.wmin.ac.uk. Nếu có thắc mắc gì, ứng viên hãy gửi email về địa chỉ scholarships@wmin.ac.uk cho chúng tôi.

Ông Marcus Hicky

Trà Mi: Thưa các tiêu chuẩn và điều kiện để được xét duyệt học bổng toàn phần của trường là như thế nào?

Ông Marcus Hicky: Điều kiện chính là ứng viên phải được nhận vào học ở trường đại học Westminster và phải có thành tích học tập xuất sắc từ trứơc tới nay. Ứng viên cần phải viết 1 lá thư chừng 500 chữ, trình bày rõ ràng lý do vì sao họ cảm thấy mình xứng đáng được nhận học bổng của trường.

Hội đồng tuyển chọn không đòi hỏi bảng điểm các kỳ thi tiếng Anh như TOEFL hay IEFL, nhưng các phân khoa mà ứng viên đăng ký học có yêu cầu những chứng chỉ này. Ngoài ra, chúng tôi cũng có các suất học bổng đặc biệt dành cho sinh viên từ các nước đang phát triển như Việt Nam, với các điều kiện nhất định khác nữa.

Vì chúng tôi có rất nhiều loại học bổng khác nhau, tuỳ ngành học, nên tốt nhất là ứng viên nên truy cập vào website của chúng tôi để tìm hiểu thêm chi tiết cụ thể, tại địa chỉ www.wmin.ac.uk. Nếu có thắc mắc gì, ứng viên hãy gửi email về địa chỉ scholarships@wmin.ac.uk cho chúng tôi.

Trà Mi: Ngoài những tiêu chí vừa kể, ứng viên có cần trải qua kỳ thi nào để tranh học bổng không thưa ông?

Ông Marcus Hicky: Không, đây là quá trình xét tuyển dựa trên hồ sơ đệ nạp chứ không có kỳ thi tuyển chọn nào cả.

Trà Mi: Ông có thể cho biết về quá trình tuyển chọn?

Sau khi nhận được đơn đăng ký, chúng tôi sẽ gửi email báo cho ứng viên biết là chúng tôi đã nhận được hồ sơ và đang trong quá trình tuyển lựa. Vào giữa tháng 6, Hội đồng tuyển chọn sẽ họp lại, xét duyệt tất cả hồ sơ đăng ký. Chậm nhất là đến cuối tháng 6, kết quả chung cuộc sẽ được công bố đến các ứng viên.

Ông Marcus Hicky

Ông Marcus Hicky: Sau khi nhận được đơn đăng ký, chúng tôi sẽ gửi email báo cho ứng viên biết là chúng tôi đã nhận được hồ sơ và đang trong quá trình tuyển lựa. Vào giữa tháng 6, Hội đồng tuyển chọn sẽ họp lại, xét duyệt tất cả hồ sơ đăng ký. Chậm nhất là đến cuối tháng 6, kết quả chung cuộc sẽ được công bố đến các ứng viên.

Trà Mi: Cho tới nay, đã có sinh viên Việt Nam nào được nhận học bổng toàn phần của trường chưa, thưa ông?

Ông Marcus Hicky: Đã có 2 sinh viên Việt Nam nhận được học bổng toàn phần của trường chúng tôi cho bậc học thạc sĩ.

Trà Mi: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

Thông tin trên mạng:

- University of Wesminter - Fees, Bursaries and Scholarships
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/04/20/UkScholarshipsForInternational_TMi/