Friday, July 16, 2010

Sáu cách giảm chi phí đại học

Sáu cách giảm chi phí đại học
Saturday, July 10, 2010 Bookmark and Share





Nguyễn Xuân

Chắc chắn sẽ có nhiều bạn sinh viên nghĩ rằng mình đã cắt giảm đến mức tối đa những gì có thể giảm được. Nhưng nếu bạn thật sự đặt ưu tiên chi dùng trong đời sống sinh viên và sẵn sàng hy sinh bớt một số tiện nghi trong lúc này bạn vẫn có thể giảm chi hơn nữa và tránh được cả chục ngàn dollars tiền nợ khi học xong.

Bán xe

Ðây là một đề nghị thường gây sốc cho nhiều bạn sinh viên. Nhưng nếu bạn làm con tính, với một chiếc xe mới trung bình trả từ $300 đến $350 mỗi tháng, cộng thêm với tiền bảo hiểm xe, mỗi năm bạn sẽ chi ra tối thiểu từ $6,000 đến $7,000. Ðó là chưa kể tiền xăng, tiền bảo trì, thay dầu nhớt, thay bánh xe, v.v... cùng là những thứ tiền khác từ những hoạt động có liên hệ đến cái xe. Bạn hãy nhớ lại lời khuyên “càng có xe lại càng hay đi,” quả đúng như vậy phải không. Không có xe, bạn sẽ phải sắp xếp việc di chuyển của mình một cách kỹ lưỡng hơn và do đó có thể dành nhiều thời giờ hơn cho việc học.

Cũng có những bạn khác nói rằng cần có xe để đi làm. Nhưng hãy nghĩ, nếu không có xe, bạn có cần phải đi làm không? Hay là bạn đi làm chỉ để trả các chi phí liên hệ tới cái xe? Nên xem xét lại điều này và coi là bạn có thể dùng hệ thống chuyên chở công cộng hay các phương cách khác (thí dụ như carpool) hay không.

Giảm tiền phòng

Bạn hãy tìm cách giảm tiền chi vào phòng ở. Nhiều bạn không dư dả gì nhưng vẫn muốn ở căn phòng lớn nhất hoặc mới nhất trong dorm. Có những trường sẽ giảm giá tiền phòng nếu bạn ở cùng với roomate hay không có những tiện nghi như máy lạnh. Ðôi khi bạn cũng được trừ tiền nếu giúp làm công việc vặt như giữ vệ sinh hay giúp điều hành dorm qua vai trò Dorm RA. Nếu bạn ở ngoài trường, nên dành thời giờ để ý xem có khu nào có thể ở được mà giá rẻ hơn không? Nên nhớ an toàn là điều cần lưu ý khi bạn đi tìm nơi ở mới.

Giảm tiền ăn

Không, lời khuyên này không phải là nhịn ăn mà về cách thức bạn chi tiền cho ăn uống. Không kể các bạn trong hoàn cảnh “sáng mì gói, tối gói mì”, có những bạn sẽ tiết kiệm được khá tiền và tránh được việc lên cả chục pounds nếu nhìn kỹ nhu cầu ăn uống của mình và giữ kỷ luật cá nhân trong vấn đề này. Khi mua phiếu ăn ở trường (meal plan) chỉ mua vừa đủ. Giảm bớt việc ăn uống tại cafeteria. Các món ăn ở đây không thể nào rẻ và đúng khẩu vị bằng món tự làm lấy. Uống nước lạnh thay vì soda. Bạn sẽ vừa tiết kiệm được tiền vừa không lên cân lại tránh được những nguy cơ bệnh tật khác.

Giảm tiền học

Bạn nên để ý đến các trường đại học cộng đồng để đến học những lớp căn bản. Tín chỉ ở nơi đây thường đều được các trường đại học bốn năm chấp nhận mà giá rẻ hơn nhiều. Ở một số trường bạn có thể được discount nếu bạn lấy nhiều credit trong khóa học. Nếu không giảm được tiền thì bạn cũng có thể giữ đúng hay thâu ngắn thời gian học bốn năm. Hãy nghĩ đến số tiền lương bạn kiếm được mỗi năm khi ra trường để thấy rằng kéo thêm một semester hay cả một năm học là phí không biết bao nhiêu tiền bạc và thời gian.

Mua hàng bán sale

Tất cả mọi thứ bạn cần có, từ quần áo, sách vở, máy móc, dụng cụ, giải trí... ngay cả thực phẩm, đều có thể mua đồ cũ hoặc mua sale. Nên để ý đến các nguồn tin tức về sale. Những nơi như Goodwill hay các tiệm thrift store khác, bạn có thể tìm thấy những món chưa dùng bao nhiêu mà giá lại rẻ hơn giá chính thức ở cửa hàng từ 70% đến 80%.

Trả bill đúng hạn

Các tấm check bị bounce hay bị phạt vì không trả tiền đúng hạn là những bàn tay vô hình móc tiền của bạn. Ðó là chưa kể bị bad credit nữa. Nếu mua sắm bằng credit card, bạn hãy cố trả hết trong tháng. Trả từng chút có thể nâng trị giá thật của món hàng lên gấp nhiều lần vì phải trả tiền lời. Hãy dùng debit card nếu được vì bạn chỉ có thể chi tiêu trong khả năng của mình.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=115837&z=56

Tuesday, July 6, 2010

Du Học Làm Thêm

Du Học Làm Thêm

Vi Anh
Sinh viên học sinh du học “con cháu các cụ cả” của Đảng Nhà Nước CS Hà nội đâu cần làm thêm. Tiền bạc của nổi của chìm do hối mại quyền thế, tham ô tham nhũng, rút ruột công trình, dĩ công vi tư thu vén cuối, của cha mẹ chuyển qua đường dây lậu hay hợp pháp quá nhiều. Đóng học phí là chuyện nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ. Du hí, ăn chơi xả láng, mút mùa lệ thủy cả đời cũng không hết, cần gì phải đi làm bớt, làm thêm. Nhưng sinh viên, học sinh từ Việt Nam Cộng sản du học ngoại quốc không phải chỉ có “con cháu các cụ cả”, mà có không ít người con cháu của thường dân, bà con với người Việt tỵ nạn CS định cư các quốc gia tiền tiến ở Tây Âu, Bắc Mỹ, và Úc châu. Số sinh viên học sinh du học dân thường này cần làm việc thêm để đỡ cho cha mẹ nội cái việc gởi tiền đóng học phí là đã phải chạy “mệt nghỉ” rồi. Và ở ngoại quốc, nhứt là ở Mỹ, du học mà làm thêm cũng lắm công phu và trở ngại.
Một, làm thêm cho trường mình rất tiện nhưng rất khó kiếm việc làm, trong trường việc ít người đông. Làm việc trong trường thì tiện lợi cho sinh viên lắm. Cơ hội tốt và nhiều để thực tập tiếng Anh từ thực tiễn của cuộc sống. Cái thói quen dạy Anh văn, Pháp văn ở VN là dạy những danh từ cao, những câu dài, có thể dịch hiến pháp Mỹ được. Nhưng khi cần một chuyện dễ để sống hàng ngày như mướn mua một cái hot dog có thoa hột cải cho nồng và ớt cho cay ăn cho đã miệng VN, thì lựa chữ thông thường, làm câu ngắn gọn theo kiểu học sinh Mỹ thường nói, thì ú ớ hoài, chữ không đến câu không ra. Làm trong trường còn có cái lợi khác. Sau hay trước giờ học có thể đi làm, đỡ tốn xăng nhớt, thời gian chạy đi làm, chỉ đi một lần vào trường để vừa làm vừa học.
Nhưng việc làm trong trường rất khó kiếm, tiếng Anh phải khá, ít nhứt qua một năm rưỡi học tiếng Anh dự bị xong trong trường đại học cộng đồng qua cái lớp ESL có thể giao cảm với người khác được rồi, trường mới cho làm work study. Ít có sinh viên VN nào được work study trong mùa học hay năm học đầu. Ngoài ra kiếm việc làm trong trường một phần cũng do hên xui, quen biết chỉ dẫn nhưng căn bản nhứt phải có đủ điều kiện nào đó để người ta mướn mình. Làm “tutor” trong “Math, Language, Computer Department” thì phải tới gặp sếp ở đó nhiều lần, rồi phải thi một cái test để có thể làm công việc đó. Nản chí hay tự ái chờ chực là thua ngay. Nhưng lương thường là lương tối thiểu của luật lao động. Sinh viên chỉ được làm thêm tối đa 1 tuần 20 giờ thôi.
Hai, làm thêm ở ngoài, còn gian nan, nhiêu khê hơn nữa. Có việc làm thêm ở ngoài thì lợi tức thêm, và thời giờ cố định cho việc làm và việc học. Nhiều cơ hội hoà nhập với xã hội ngoại quốc, kiện toàn thêm Anh văn, thêm bè bạn, hiểu thêm cuộc sống của xã hội mình đến du học, rất có lợi để sau này liên kết làm ăn hay có chồng hay vợ ở lại luôn để lập nghiệp, được vô quốc tịch theo người hôn phối nều muốn.
Nhưng mấy năm gần đây, kinh tế Tây Phương nhứt là Mỹ suy thoái, người địa phương còn thất nghiệp tỷ lệ cao kỷ lục, sinh viên du học càng khó kiếm việc làm. Đối với du học sinh VN, thường muốn làm cho người Việt trả tiền mặt, nhưng điều đó trái luật, it cơ sở nào nếu không muốn nói là không cơ sở đàng hoáng nào dám mướn. Cũng khó làm lấy tiền mặt cho người Tàu hoặc người Mễ. Còn người Mỹ thì vô phương, không chịu trả tiền mặt. Nếu đặc biệt được làm “chui” cho người Việt “quen thân”, lãnh tiến mặt thì bị “ép giá lương tiền” kinh khủng. Một sinh viên VN nói trên RFA, “Mình có một kinh nghiệm chia sẻ là có một lần mình đi nộp đơn ở hãng Việt Nam thôi, đi nộp đơn để bán bánh thôi, thế là ông chủ mời vô, mình không nói là mình du học, nhưng lúc mình làm xong bữa đó, mình nói là "Con là du học, làm ơn chú trả tiền mặt cho con nhé. Con không nhận check được". Qua ngày sau ổng mới nói là "Thôi, chỗ chú không mướn con được vì con du học không được đi làm".
Theo qui chế sinh viên du học ở Mỹ, đi làm chui cũng nguy hiểm. Một du học sinh trong thời gian đang theo học, nếu bị sở di trú phát hiện đi làm việc ở bên ngoài bất hợp pháp, thì lần đầu bị cảnh cáo, nếu còn tiếp tục bị phát hiện đi làm ở ngoài thì sẽ bị lệnh trục xuất ra khỏi Hoa Kỳ, trong vòng 2 năm không được phép trở lại Hoa Kỳ để du học nữa. Nhưng thực tế, sở di trú bây giờ quá bận ít kiểm soát, nhưng khi cẩn vẫn có thể giở qui chế ra là kẹt lớn cho sinh viên đi làm.
Năm 2009, có hơn 13.000 học sinh Việt Nam sang Mỹ du học. Trừ “con cháu các cụ cả” du học để du hí, họ thừa tiến bạc nên không cần đi làm. Đa số còn lại phải chạy vại đi làm thêm nhẹ gánh cho cha mẹ. Học phí đại học Mỹ có thể nói giá cao nhứt thế giới. Mỗi sinh viên du học thực sự là một cảnh đời, một tương lai ở một mức độ nào đó đóng góp cho đất nước và nhân dân VN mà chế độ, nhà cầm quyền là những người có lợi trước nhứt, đặc biệt là đối với sinh viên du học tự túc.
Nhưng nói tới rồi cũng phải nói lui. Thục dân Pháp có một câu “con đường du học Pháp là con đường chống Pháp”. Thực tế cho thấy những người chống thực dân Pháp, giành độc lập cho nước nhà VN, thành phần khởi động, vận động, đa số là người không học chương trình Pháp ở Đông Dương thì cũng du học Pháp. Có lẽ thấy cái đó nên Đại sứ Mỹ Michael Michalak mới nói theo đà du học Mỹ này một hai thập niên nữa dân Việt du học Mỹ sẽ chiếm phần lớn chánh phủ của Hà nội.
Rất tiếc chưa thấy các cơ quan, đoàn thể, hội đoàn và cộng đồng của người Việt hải ngoại tại các nước nhiều sinh viên học sinh VN đến du học, có kế hoạch thanh vận và sinh viên vận. Toà Đại sứ CS Hà nội ở Mỹ đã có rồi đó, đã lập Hội Thanh Niên Sinh Viên VN còn có tên Hội Thanh Niên và Lưu Học sinh để đoàn ngũõ hóa sinh viên du học đang học hay tốt nghiệp rồi mà lén ở lậu lại thành đội quân thứ năm. Hẳn nhiên đội quân thứ năm này của CS Hà nội không phải để giúp cho người Việt tỵ nạn CS đâu, mà để câu móc hay lũng đoạn hàng ngũ sinh viên học sinh con em của người Việt tỵ nạn CS./ ( Vi Anh)
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=161264