Saturday, December 19, 2009

Du Học Miễn Phí

Du Học Miễn Phí

Tác giả: Nguyễn Thi
Bài số 2810-1628880- vb2121409

Tác giả là cư dân Bắc California, đã nhận giải đặc biệt viết về nước Mỹ 2008 với nhiều bài viết giá trị về nhà trường và gia đình. Bà hiện là một Facilitator -giúp hướng dẫn những buổi học thảo nói về hệ thống học đường tại California. Bài mới của bà là một tự truyện thời mới đến Hoa Kỳ để trả lời câu hỏi làm sao hội nhập vào đời sống Mỹ.

***

Mấy ngày hôm nay thời tiết bỗng thay đổi bất thường. Bầu trời vùng Bắc California biến thành một mầu xám xịt, bao trùm gió buốt mùa đông đi kèm theo vài cơn mưa tuyết làm lũ trẻ con ngạc nhiên, hý hửng ra sân chơi trò ném tuyết và làm người tuyết.
Nhìn xe cộ chạy chậm chạp dưới đường phố qua khung cửa, Kim nhớ lại lời các bạn đồng nghiệp cứ đốc thúc Kim phải viết đề tài làm sao hội nhập vào đời sống khi mới đến Hoa Kỳ để đại diện nhóm phát biểu trong ngày Lễ Giáng Sinh sắp đến. Bắt đầu từ đâu bây giờ? Thôi thì cứ trả lời theo thứ tự "thời gian, không gian, cái gì, ai đó, và làm sao" như lời thầy cô đã dạy trong trường vậy!
Gia đình Kim cuối cùng rồi cũng được ra khỏi trại tỵ nạn Camp Pendleton, sau hai tháng dài chờ người bảo trợ. Số là gia đình Kim có tới 6 người gồm ba má và 4 đứa con nít. Quả là một gánh nặng cho những ai muốn bảo trợ. Ba Kim nói khi đi phỏng vấn có nhiều ông chủ biết ba có tay nghề sửa tivi và radio nên họ muốn đưa ba ra khỏi trại, nhưng lúc nghe nói đến bầu thê tử dài lê thê thì ai cũng lắc đầu từ chối.
Ngày ngày thấy ba vẫn lên lều trưởng trại giúp việc mà chưa động đậy việc định cư, anh lính Mỹ thủy quân lục chiến làm việc cùng lều hỏi ba có muốn anh ấy nhờ nhà thờ của anh bảo trợ hay không? Ba hỏi nhà thờ ở đâu thì anh ấy nói ở Montana. Ba liền về bàn với gia đình:
- Tính ra thì gia đình mình rời Việt Nam từ cuối tháng 4/75. Lênh đênh trên biển cả tuần mới tới Phi luật tân. Rồi ở đảo Guam hơn hai tháng mới đến Camp Pendleton, California. Bây giờ ở đây cũng gần hai tháng mà chưa ai bảo trợ ra khỏi trại. Kim có biết gì về tiểu bang Montana không?
- Con chỉ nhớ hồi đó học "English for Today" thầy giáo có nói Montana là xứ của thổ dân mọi da đỏ.
Ba biết là hỏi má cũng bằng thừa vì má chả biết gì về nước Mỹ cả nên ba quyết định.
- Ba nghĩ là chúng ta đành phải nhờ nhà thờ bảo trợ vậy vì ba nghe nói tháng 9 là học sinh bắt đầu tựu trường. Hơn nữa nếu anh lính Mỹ da trắng cao ráo và gia đình anh sống ở Montana được thì mình cũng ở được!
Thế là hôm sau ba gặp anh lính thủy quân lục chiến và nhờ anh làm thủ tục nhờ nhà thờ anh bảo trợ. Gần cuối tháng 8, 1975, gia đình Kim đáp chuyến bay đến tiểu bang Montana. Vừa đặt chân xuống phi trường, gia đình Kim được các hội viên nhà thờ đón tiếp một cách nồng nhiệt. Mỗi người được trao cho một chiếc áo khoác vừa dầy lại vừa dài đến chân. Tất cả 6 thành viên trong gia đình Kim rối rít cám ơn họ và mặc vào ngay không e ngại gì cả.
Một bà hội viên tên Ann, đại diện cho nhóm, nói gia đình sẽ tách ra đi hai chiếc xe vì không đủ chỗ ngồi. Bà khuyên mọi người nên đeo găng tay và đội nón đan len vì ngoài trời tuyết đang rơi. Ba Kim dặn Kim đi chung xe với ba má còn mấy đứa em thì đi xe khác.
Ngoại trừ ba đã từng đi du học Mỹ khi còn trong lính nên đã quen với khí hậu lạnh và tuyết, còn cả gia đình Kim ai cũng co rúm người khi mở cửa phi trường bước ra ngoài đường. Hàm răng ai nấy không ai bảo ai mà cứ lập cập đánh trống liên hồi. Miệng mọi người phì phà làn khói trắng như người lâu ngày mới được hút thuốc lại nên hút lấy hút để cho đã. Đó là chưa kể những hạt tuyết trắng ngây thơ trong các tác phẩm văn học bây giờ đang bay vù vù chích vào làn da non dại của dân tỵ nạn như những chú ong quyết chí sống còn để bảo vệ tổ ong của chúng.
Gia đình Kim cứ cúi gầm mặt xuống đi cho đỡ lạnh, mặc cho hội viên nhà thờ đẩy vào xe nào cũng được miễn sao tránh cái lạnh thấu xương này. Vào xe hoàn hồn lại, Kim thấy sao chung quanh xe toàn một mầu trắng xóa. Ba Kim hỏi người tài xế Mike, chồng bà Ann:
- Anh có muốn tôi xuống xe cạo tuyết để anh lái xe dễ nhìn thấy đường không?
- Không cần. Anh đừng lo. Tôi lái xe đã mấy chục năm kinh nghiệm. Tuyết rơi hôm nay đâu có nhằm nhò gì!
Ba nhìn cửa kiếng trước mặt ông Mike mà mặt tái xanh, vì chỉ thỉnh thoảng ông mới dùng bàn tay đeo găng quệt quệt vài cái để nhìn phía trước trong khi chân vẫn nhấn xe chạy nhanh trên đường băng tuyết. Ba bảo má và Kim:
- Thôi thế này thì mình chỉ có nước cầu nguyện cho xe không đụng ai và không ai đụng mình. Rõ khổ! Vượt nguyên cái biển Thái Bình rồi ở trại tỵ nạn cực khổ suốt mấy tháng trời thì không sao. Giờ đây cả gia đình phải phó mặc sinh mạng cho người không quen biết.
Ba mươi phút dài đăng đẳng trôi qua. Ông Mike đậu xe trước một căn nhà trắng và bảo mọi người tới nơi rồi. Kim nghĩ trong đầu ông Mỹ này giỏi thật, suốt đường phố nhà cửa cây cối đều phủ một mầu trắng bạc mà ông ấy lái xe về đúng nhà hay thật.
Sau khi vào nhà ông bà Mike uống nước giải khát và ăn vài miếng bánh ngọt, những hội viên khác của nhà thờ kiếu từ ra về trước khi dặn dò gia đình Kim nhớ dậy sớm ngày mai để làm thủ tục xin căn cước và ghi danh cho trẻ con đi học.
Loay hoay thế mà gia đình Kim đã tốn cả tuần để làm những thủ tục định cư cần thiết. Sau hai ngày tạm trú tại nhà ông bà Mike, họ đã giúp gia đình dọn vào một căn nhà nhỏ gần trường học để dễ đi lại. Trong suốt một tuần lễ các hội viên nhà thờ thay phiên nhau đưa đón mọi người đi làm thẻ căn cước, thẻ an sinh xã hội, khám sức khỏe, xin nhập học, đi nhà thờ, đi chợ mua thức ăn, quần áo, và vật dụng cá nhân.
Có lẽ với chị em Kim thì việc đi học trường Mỹ là một biến cố lớn lao trong đời. May sao khi rời Việt Nam ba Kim đã bảo mọi người nhớ đem theo sổ học bạ nên việc nhập học không mấy khó khăn. Bà hiệu trưởng trường tiểu học nhìn theo sổ điểm và cho vào học lớp kế tiếp của trường Việt. Ngoài ra bà cũng sắp xếp một giáo viên chuyên dạy Anh ngữ cho các em của Kim mau hội nhập hơn, vì cả ba đứa chưa học một câu Anh văn nào bên Việt Nam.
Đến phiên Kim ghi danh nhập học trường trung học gần nhà thì chỉ có mình ba đi theo. Kim đưa sổ học bạ cho bà giám thị coi và phiên dịch những môn đã học ở Việt Nam. Nhận thấy điểm học vấn tương đối cao và tiếng Anh không đến nỗi tệ, bà giám thị xếp cho Kim học lớp toán đại số 3, sinh vật học, lịch sử Hoa Kỳ/, Pháp văn, lớp đánh máy, và Humanities. Đang thắc mắc không biết sao nhà trường lại không cho học Anh văn thì bà giám thị bảo:
- Tôi thấy điểm Anh văn của Kim khá cao nên tôi nghĩ Kim có đủ sức học môn Humanities này.
Thật sự Kim không biết Humanities là môn gì. Kim tự phân tích "Human" là người, "ities" nghĩa là thuộc về danh từ, vậy nếu ghép lại chắc đây là môn khoa học cách trí. Gì chứ học về thân thể người ta thì chỉ học thuộc lòng tên đi đôi với hình vẽ là xong nên Kim gật đầu đồng ý học lớp đó. Bà giám thị trao cho Kim tờ giấy ghi tên các lớp học và bảo khi vào lớp tuần sau thầy cô sẽ đưa sách.
Tuần lễ sau bốn chị em Kim chính thức nhập học trường Mỹ. Các em đi vào trường tiểu học còn Kim thì trung học đệ nhị cấp. Khi Kim **vào phòng bà giám thị thì đã có sẵn một cô học sinh cũng tên Kim (chữ tắt của Kimberly). Cô giới thiệu cô là người hướng dẫn đi một vòng trường cho biết lớp học ở đâu. Kim gật đầu chào Kim kia dáng người dong dỏng cao hơn một cái đầu. Đầu óc Kim lúc đó cứ như người máy, ai bảo đâu làm đó. Kimberly nhìn giấy ghi danh lớp học và bảo vẫn còn sớm nên sẽ chỉ chỗ ăn trưa. Nói rồi cô dẫn Kim đi vào phòng ăn cafeteria gần đó. Tại đây đã có một số học sinh đang ăn sáng, một số còn đang chọn lựa các món ăn bỏ vào khay và cuối hàng là trả tiền cho người thâu ngân tùy theo món ăn đã chọn trong khay.
Kế đó Kimberly chỉ phòng chơi thể thao, phòng thí nghiệm, thư viện, rạp hát ở cùng lầu một với phòng ăn và văn phòng hiệu trưởng. Bất thình lình chuông reng, Kimberly nắm tay Kim bảo đi nhanh lên để vào lớp và kéo Kim lên lầu hai rồi chỉ phòng đầu cầu thang:
- Lớp của bạn đó, vào đi. Hồi nữa tôi sẽ trở lại.
Nguyên tuần đầu đi học nếu không nhờ Kimberly chắc chắn Kim đã bị giấy mời lên văn phòng nhiều lần trong ngày vì tội cúp cua (không có mặt tại lớp trong vòng 5 phút sau khi chuông reng). Số là trường trung học này mặc dầu chỉ là một "building" hai tầng nhưng vì xây theo hình vuông với những cánh cửa lớp học giống nhau như đúc cả ở bên trái lẫn bên phải, nên rất dễ bị lạc nếu không để ý số phòng và để ý bốn cầu thang lên lầu hai ở hướng nào, đông, tây, nam, hay bắc. Hơn nữa sau mỗi tiết học, thầy cô cứ ngồi tại lớp của mình, còn học sinh có 5 phút để chạy tới lớp học kế tiếp.
Lần đầu khi chuông reng, Kim tưởng giờ ra chơi nên cứ ngồi trong lớp vì có ai là bạn đâu mà ra chơi. Nào ngờ khi chuông reng lần nữa thì thấy sao học sinh trong lớp không giống như khi nẫy, nhất là ba cô nữ sinh ngồi bàn đầu giờ đã thay thế bằng ba anh nam sinh cao lớn. Đang thắc mắc không biết hỏi ai thì cửa lớp mở và Kimberly bước vào xin phép thầy giáo dẫn Kim ra ngoài. Cô nói lớp kế của Kim là phòng ở hướng Nam chứ không phải phòng này.
Rút kinh nghiệm từ đó trở đi Kim học thuộc lòng bản đồ các lớp học và để ý mọi ngõ ngách của trường phòng khi đi lạc còn biết tìm về chốn cũ, cần thiết nhất là biết hộc tủ "locker" đựng sách của mình ở đâu tại lầu một. Ngoài ra Kim cũng đem theo bửu bối là cuốn tự điển Anh-Việt của trại tỵ nạn phát cho mỗi gia đình.
Có học ở Mỹ mới thấy học sinh ở đây sướng thật! Dựa theo tài liệu trên các trang mạng, Kim được biết Hoa Kỳ có đạo luật "Cưỡng bách giáo dục" đầu tiên vào năm 1852 tại tiểu bang Massachusetts và tới năm 1918 thì đạo luật này được thi hành trên toàn nước Mỹ. Điều này có nghĩa là trẻ em từ 5 tuổi đến 16 hoặc 18 tuổi (số tuổi tùy theo luật tiểu bang) bắt buộc phải được đi học từ tiểu học đến trung học. Nếu học sinh hoặc phụ huynh / người giám hộ không tuân theo luật định và không có lý do chính đáng thì cả hai có thể bị phạt tiền hoặc vào tù.
Tại Hoa Kỳ khi học trường công từ mẫu giáo đến lớp 12, học sinh không cần thi tuyển. Không phải trả học phí hoặc tiền sách giáo khoa trừ khi làm mất sách thì phải trả tiền, và nếu học sinh của gia đình lợi tức thấp thì bữa điểm tâm và bữa ăn trưa sẽ được miễn phí hoặc giảm giá tiền. Bài giảng có sẵn trong sách không cần phải chép lại. Những từ ngữ khó được in đậm và giải thích kèm theo hình ảnh trong bài và cuối sách. Những môn khoa học như vật lý, hóa học, sinh vật học... đều có giờ vào phòng thí nghiệm để khảo sát lại những gì đã học trong phần lý thuyết ở cả bậc trung học lẫn tiểu học.
Trở lại lớp Humanities, khi vào lớp rồi Kim mới biết đó không phải là môn cách trí như đã tưởng, mà có thể nói nó tương đương như môn triết học của Việt Nam. Mỗi khi thầy giảng bài Kim thấy Anh văn của mình càng lúc càng yếu đi. Khi thầy nói tên ông nhà văn này hoặc bà thi sĩ nọ thì các học sinh trong lớp giơ tay lên trả lời trôi chảy trong khi Kim thì cứ như vịt nghe sấm. Lớp này không có sách nên Kim cố gắng viết tất cả lời giảng của thầy vào cuốn vở để về nhà tra tự điển cho dễ.
Một hôm cô bạn tóc vàng kế bên mượn vở để chép lại lời thầy giảng. Kim hớn hở đưa vở cho bạn mượn. Chưa đầy năm giây cô bé đã trả lại cuốn vở và nói không hiểu gì cả. Kim mở vở ra coi lại và cảm thấy khuôn mặt mình nóng bừng. Thảo nào nó đọc không được! Mặc dù chữ viết không đến nỗi gà bới, nhưng ngôn ngữ Kim chú thích trong vở gồm Anh, Pháp, Việt và đôi khi có cả tốc ký tiếng Việt. Thầy Nesbit của lớp này nổi tiếng là thầy dạy hay nhưng cũng là thầy nói nhanh nhất của trường. Để theo học lớp này các học sinh phải tự nghĩ cách ghi chép lời thầy giảng. Do đó khi thầy giảng Kim cố gắng vừa phiên dịch vừa ghi xuống những gì nghe được càng nhanh càng tốt.
Khi Kim than phiền lớp khó với Kimberly thì cô nàng bảo:
- Tôi phụ làm việc trong văn phòng có nghe bà giám thị nói điểm Anh văn của bạn cao như cô du học sinh Việt Nam năm ngoái, nên trường chỉ còn có lớp Anh văn này là hợp với bạn thôi.
Dù ngoài miệng trả lời: "Vậy hả?" nhưng Kim thầm nghĩ "Người ta là du học sinh có nghĩa là đã đánh bại cả ngàn học sinh mới được qua Mỹ học. Còn gia đình Kim qua đây tỵ nạn chứ có phải được đi du học chính thức đâu! Thôi đã phóng lao thì phải theo lao vậy!"
Ba đứa em Kim đi học có vẻ thích thú lắm vì môn toán, thể thao, thủ công, và vẽ đều làm giỏi cả chỉ trừ Anh văn thì lao đao như người say sóng ngoài biển cả. Ba Kim giao việc dạy học các em cho Kim lo vì qua đến tuần thứ hai, ba đã xin được một việc làm 5 ngày một tuần, chuyên tháo ráp và sửa radio cho xe hơi.
Sau khi công việc làm và việc học các con tương đối yên ổn, ba Kim bàn với mẹ cả hai đi học lớp Anh văn tối. Mẹ Kim đồng ý ngay vì suốt ngày ở nhà chỉ nấu nướng bữa sáng và bữa chiều hoài cũng chán. Hơn nữa hồi còn nhỏ mẹ học chương trình Pháp văn nên mỗi khi tiếp chuyện với người bản xứ mẹ chỉ biết cười duyên chứ thật ra mẹ nghe được mà chả hiểu câu nào cả.
Rồi ngày tháng trôi qua, ban ngày chị em Kim đi học đủ các môn học đến chiều về làm bài cho tới tối khuya. Ba Mẹ thì khi cơm chiều vừa xong, hội viên nhà thờ tới nhà chở đến trường tráng niên học lớp Anh văn đàm thoại và văn phạm chung với những người tỵ nạn khác. Nhờ những lớp Anh văn miễn phí này mà sau một năm chăm chỉ học tập, mẹ của Kim đã có đủ vốn liếng sinh ngữ để xin làm chân phụ bếp trong cafeteria trường trung học, vừa có cơ hội thực tập Anh ngữ, vừa có thêm tiền thu nhập hàng tháng để phụ với đồng lương ít ỏi của ba lúc đó chỉ được lãnh $2,25 một giờ.
Giờ đây Kim ngồi nghĩ lại số phận đã đưa đẩy vận mệnh đất nước đổi thay vào tháng Tư oan nghiệt năm 1975, một đìều mà không một người dân miền Nam nào mong muốn. Bao nhiêu gia đình phải chịu cảnh ly tán để chỉ đi tìm hai chữ tự do cho dù phải hy sinh mạng sống, bù lại gia đình Kim và khá đông những gia đình người Việt khác may mắn được đi tỵ nạn và con cái của họ được "du học" vĩnh viễn tại hải ngoại. Người Việt đã trở thành "Bách Việt" khắp nơi trên thế giới. Có lẽ đây là ý Trời!
Nguyễn Thi
http://www.vietbao.com/?ppid=74&pid=51&nid=153223

Wednesday, May 20, 2009

English Sharing Experience (ESE)

English Sharing Experience (ESE)

http://ese.ofc.name/index.html

Saturday, May 16, 2009

Những trường với học phí thấp nhưng rất đáng học

Những trường với học phí thấp nhưng rất đáng học
Tuesday, December 02, 2008

Phạm Khoa

Sau bài “Học phí những trường nào cao nhất nước Mỹ”, chúng tôi đã nhận được thư một số độc giả thắc mắc về việc tại sao không giới thiêu những trường có học phí thấp. Tuy thắc mắc này có vẻ hợp lý song không thể không quan tâm đến tương quan giữa học phí với lợi ích sau khi tốt nghiệp do chất lượng đào tạo của trường, mức độ thừa nhận của xã hội và… chi phí thật.

“Chi phí thật” là học phí cộng chi phí sinh hoạt mà sinh viên phải trả sau khi đã trừ các khoản bảo trợ của chính phủ và của trường. Ở một số trường, tuy học phí được công bố khá cao nhưng chi phí thật của sinh viên lại rất thấp vì trường bảo trợ phần lớn học phí. Tất nhiên mức bảo trợ cho mỗi sinh viên sẽ thay đổi tùy theo khả năng tài chính và điểm học của từng sinh viên. Vì vậy, người ta chỉ có thể ước lượng tổng quát về “chi phí thật” bằng cách tính số nợ trung bình mà sinh viên phải vay.

Tổ chức Kiplinger đã nghiên cứu 120 đại học công lập trong số 500 trường hội đủ các điều kiện về chất lượng theo tiêu chuẩn do họ định trước và xếp hạng các trường này về mức “đáng tiền”.

Những trường được đưa vào xếp hạng hội đủ một số tiêu chí về chất lượng như: tỉ lệ sinh viên nhập học đạt điểm SAT ít nhất 600, tỉ lệ ứng viên được nhận nhập học, tỉ lệ giảng viên/sinh viên và tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp sau 4 năm và 6 năm.

Sau đó, các trường này tiếp tục được xem xét, xếp hạng dựa vào các tiêu chí: Tổng học phí cho sinh viên thường trú tại tiểu bang, chi phí trung bình/sinh viên sau khi trừ đi các khoản được bảo trợ, tỉ lệ nhu cầu tài chính được chính phủ/trường bảo trợ và nợ trung bình của sinh viên khi tốt nghiệp.

Đứng đầu danh sách những trường “đáng tiền” nhất là University of North Carolina - Chapel Hill, với chi phí chung cho một năm học là $13,730, chi phí trung bình sau khi được bảo trợ là $4,960 và nợ trung bình khi tốt nghiệp là $14,912.

Dưới đây là 20 trường đứng đầu bảng xếp hạng kể trên để quí độc giả tham khảo. Những số liệu trong bảng này căn cứ vào các dữ liệu được ước định cho năm 2009.

Xếp hạng 2009, thường trú


Xếp hạng 2009, không thường trú


Trường


Tiểu bang


Số sinh viên


Tỉ lệ được nhận học


Tỉ lệ tốt nghiệp sau 4 năm


Chi phí tổng cộng, thường trú


Chi phí tổng cộng sau khi được bảo trợ, thường trú


Chi phí tổng cộng, không thường trú


Tỉ lệ nhu cầu tài chính được bảo trợ


Nợ trung bình khi tôt nghiệp


Xếp hạng uy tín theo US News


1


3


University of North Carolina at Chapel Hill


NC


17,628


35%


71%


$13,731


$4,960


$30,629


100%


$14,912


30


2


4


University of Florida


FL


35,189


42%


53.50%


$11,888


$6,486


$28,733


83%


$14,988


49


3


8


University of Virginia


VA


15,078


35%


84.10%


$18,460


$4,284


$38,760


100%


$16,847


23


4


14


University of Georgia


GA


25,335


55%


48.20%


$14,458


$7,918


$30,770


75%


$14,420


58


5


9


College of William and Mary


VA


5,792


34%


83.10%


$19,156


$6,272


$38,236


86%


$15,602


32


6


2


SUNY Geneseo


NY


5,395


36%


63.30%


$15,528


$12,092


$21,788


85%


$18,300


N/A


7


1


SUNY Binghamton


NY


11,515


39%


67%


$16,000


$10,750


$22,260


79%


$14,530


77


8


49


New College of Florida


FL


767


57%


43.30%


$12,391


$4,222


$32,029


96%


$11,720


N/A


9


13


University of Maryland, College Park


MD


25,813


47%


58.40%


$17,848


$12,414


$32,087


54%


$18,958


53


10


7


University of California, San Diego


CA


22,048


40%


53.10%


$20,372


$9,367


$32,918


82%


$15,904


35


11


32


University of Washington


WA


28,570


65%


48.30%


$16,477


$7,677


$32,894


85%


$16,100


41


12


11


University of California, Berkeley


CA


24,636


23%


60.90%


$23,418


$11,552


$44,026


88%


$14,453


21


13


17


University of California, Los Angeles


CA


25,928


24%


66.10%


$21,995


$10,659


$42,603


81%


$16,220


25


14


15


University of Wisconsin - Madison


WI


30,618


56%


47%


$16,258


$12,939


$30,508


84%


$21,018


35


15


24


Virginia Polytechnic Institute and State Univ.


VA


23,041


67%


51.70%


$14,698


$9,847


$27,325


68%


$20,209


71


16


54


Georgia Institute of Technology


GA


12,565


63%


33.10%


$14,734


$9,543


$33,876


67%


$21,436


35


17


33


Florida State University


FL


31,595


55%


47.60%


$13,394


$9,775


$27,838


74%


$13,855


102


18


19


North Carolina State University


NC


24,145


60%


37%


$14,186


$6,504


$26,484


81%


$14,930


83


19


31


University of Texas at Austin


TX


37,459


51%


47.20%


$17,739


$11,439


$39,155


90%


$16,800


47


20


5


Truman State University


MO


5,608


81%


45.70%


$14,097


$11,079


$18,948


80%


$17,091


N/A

Những Bài Liên Quan:

* Bí quyết để được hưởng tối đa “financial aid” ở đại học (Kỳ 1) (Friday, March 28, 2008 12:38:14 PM)
Khá nhiều trường đại học nổi tiếng có khuynh hướng tuyển những sinh viên ưu tú nhất và cố gắng bảo trợ toàn bộ chi phí. Tuy nhiên, ở hầu hết các trường khác, chế độ bảo trợ “financial aid” có thể rất phức tạp và nhiều ngóc ngách. Làm sao để được nhận vào những trường tốt nhất đồng thời hạn chế tối đa số tiền phải vay? Dưới đây là một số thông tin bạn cần biết…
* Bí quyết để được hưởng tối đa “financial aid” ở đại học (Kỳ 2) (Wednesday, April 02, 2008 12:45:13 PM)
Các khoản bảo trợ của Chính phủ được cấp theo mức EFC hoặc theo điểm GPA của sinh viên. Các qui chế này khá rõ ràng. Nhưng các khoản tài trợ này có những giới hạn nhất định, nên sinh viên còn cần thêm tài trợ từ phía trường. Đa số các trường không bảo trợ toàn bộ. Mức bảo trợ của họ căn cứ vào những tiêu chí khác nhau, khá phức tạp và không được công bố rộng rãi.
* Học phí những trường nào cao nhất nước Mỹ? (Friday, October 31, 2008 10:07:56 AM)
Chi phí học đại học tiếp tục tăng. Theo College Board, năm học 2008-2009, chi phí học đại học tăng 5.7% so với năm 2007-2008.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=87590&z=150

Friday, March 6, 2009

Người Đang Nhận Tiền Thất Nghiệp Có Thể Xin Đi Học Nghề Tại Cict

Người Đang Nhận Tiền Thất Nghiệp Có Thể Xin Đi Học Nghề Tại Cict Việt Báo Thứ Sáu, 3/6/2009, 12:00:00 AM
Người Đang Nhận Tiền Thất Nghiệp Có Thể Xin Đi Học Nghề Tại
Trường Điện Toán CICT: Học Computer miễn phí
DUY NHÂN
Tất cả công nhân viên chức bị mất việc làm, hiện đã và đang được hưởng tiền thất nghiệp hàng tuần, đều có thể xin để được đi học các chương trình huấn luyện khoảng 6 tháng, 1 năm hay hơn nữa, và các chương trình đặc biệt khác, mà vẫn tiếp tục hưởng tiền thất nghiệp sau khi đã lãnh hết quyền lợi tiền thất nghiệp căn bản.
Giáo Sư Charles Phan Minh Châu, Quản Đốc Trường Điện Toán CICT (CaLifornia International College of Technology) cho biết như trên ngày 3 tháng 2 vừa qua trong buổi khai giảng lớp “Movie Editing” trên máy computer. Vẫn theo Giáo Sư Minh Châu, tùy theo tình trạng của từng người bị thất nghiệp, cơ quan EDD (Employment Development Department) có thể vừa chi trả toàn bộ lệ phí chương trình học, vừa tiếp tực trả lương thất nghiệp hàng tuần cho suốt khóa học, nhưng cũng có người chỉ được hưởng quyền lợi về lương bổng thất nghiệp mà thôi. Do đó, người thất nghiệp có thể xin theo học ESL hay các ngành nghề chuyên biệt như điện lạnh, tiện, cơ khí, máy móc . . v . . v. . . tại các trường Đai Học cơ sở (Hệ 2 năm) hoặc các trường huấn nghệ đia phương gần nơi mình cư ngụ. Riêng tại Trường Điện Toán CICT thường trực có các lớp computer từ khởi đầu như: căn bản computer, Internet, typing, tháo ráp computer, technician . . . . đến các lớp chuyên nghiệp như computer accounting, computer Networking, computer graphic & webpage design . . . Tất cả các chương trình đều giảng dạy bằng song ngữ Anh Việt. Và cũng để yểm trợ đồng hương chẳng may bị thất nghiệp, Giáo Sư Minh Châu đặc biệt nhấn mạnh: ngày nay, tất cả mọi ngành nghề đều cần thiết phải xử dụng đến computer, càng hiểu biết nhiều về các ngành computer càng có lợi thế khi tìm việc.Do đó, nhằm tạo phương tiện học hỏi sâu rộng hơn về computer, đói với các học viên phải tự đóng tiền học, trường đặc biệt chỉ nhận lệ phí chương trình học chính (được EDD chấp thuận), trong khi học viên có thể học thêm các ngành computer khác hoàn toàn miễn phí, và sau 6 tháng hay 1 năm theo học,có thể sẽ có chứng chỉ cho nhiều ngành computer khác nhau.
Để đảm bảo thời gian cứu xét không bị trở ngại, Giào Sư Minh Châu đặc biệt lưu ý nhắc nhở người thất nghiệp phải nộp đơn xin học cho cơ quan EDD chậm nhất là vào tuần lễ lãnh tiền thất nghiệp thứ 16.
Cần biết thêm chi tiết về chương trình học, thủ tục ghi danh…v..v…có thể liên lạc Trường Điện Toán CICT (CaLifornia International College of Technology).
16533 Brookhurst St Fountain Valley.
Điện Thoại (714) 210-1601
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=5&nid=141684

Monday, February 9, 2009

Tòa đại sứ Mỹ thông cáo tuyển sinh chương trình học bổng Fulbright

Tòa đại sứ Mỹ thông cáo tuyển sinh chương trình học bổng Fulbright
Feb 08, 2009

Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam vừa cho phổ biến một thông cáo báo chí liên quan tới chương trình học bổng Fulbright lấy bằng Tiến sĩ về Khoa học và Công nghệ năm 2010. Theo bản thông cáo, người được cấp học bổng sẽ được hỗ trợ tìm trường và hỗ trợ tài chính trong suốt 3 năm học bao gồm học phí, lệ phí sinh hoạt hàng tháng, trợ cấp mua sách vở, tài liệu, trợ cấp nghiên cứu và tham gia các cuộc hội thảo, bảo hiểm y tế và bảo hiểm sức khỏe, vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam tới Hoa Kỳ, đặc biệt là các khoản trợ cấp để tham gia những hoạt động tăng cường trao đổi văn hóa và giáo dục.

Tin cho hay với nguồn tài trợ từ cơ quan đặc trách các vấn đề Văn Hóa và Giáo Dục thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, chương trình này được thiết kế để trở thành một trong số những chương trình học bổng danh giá nhất về khoa học và công nghệ trên thế giới. Ðây là chương trình cạnh tranh toàn cầu và mỗi năm khoảng 40 học bổng sẽ được trao cho những ứng viên chứng tỏ được khả năng đặc biệt trong lĩnh vực khoa học. Theo bản thông cáo báo chí, Việt Nam được đề cử tối đa 3 ứng viên cho chương trình này. Người được cấp học bổng sẽ theo học chương trình Tiến sỹ tại các trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ bắt đầu vào năm học 2010-2011. Tòa Ðại Sứ Mỹ cho biết ứng viên được khuyến khích theo học nhiều ngành về Khoa Học và Công Nghệ. Ðể đủ điều kiện tham gia chương trình, ứng viên phải là công dân Việt Nam, phải có bằng tốt nghiệp đại học tính đến ngày 1 tháng 8 năm 2010, thành thạo tiếng Anh. Ứng viên có thể xem tại trang web của Tòa đại sứ Hoa Kỳ để biết thêm chi tiết về các ngành học được khuyến khích theo học, các điều kiện tham dự cũng như hồ sơ tham gia chương trình.
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=5f26276d955ed9700957506aea6d281b

Thursday, January 29, 2009

Ý kiến hữu ích cho các sinh viên muốn du học Hoa Kỳ

Ý kiến hữu ích cho các sinh viên muốn du học Hoa Kỳ (phần cuối)
Trà Mi, phóng viên đài RFA
2009-01-27

Bên cạnh du học tự túc, du học học bổng, còn có một chương trình đi du học Hoa Kỳ khác mà các học sinh Việt Nam có thể đăng ký. Đó là chương trình “Trao đổi văn hoá”.

Courtesy Vietnamnet

Tìm hiểu về các đại học Mỹ

Chương trình “Trao đổi văn hoá”.

Chương trình này dành cho đối tượng nào? Thời hạn kéo dài bao lâu? Muốn tham gia đăng ký thế nào? Điều kiện ra sao? Những thuận lợi và khó khăn thường gặp, cùng những lời khuyên dành cho các bạn sẽ được anh Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hoá và Giáo dục Việt Nam (IVCE), chia sẻ qua câu chuyện với Trà Mi trong phần cuối loạt bài 4 kỳ về du học Mỹ:

Điều kiện tham gia bao gồm học sinh phải có học lực trên 7,0. Thứ hai, học sinh phải thi bài kiểm tra tiếng Anh SLEP, đạt trên 75% số điểm. Đó là hai điều kiện chính để nộp đơn tham gia vào chương trình này.
Trần Thắng

Trần Thắng: Chương trình Trao đổi văn hoá dành cho học sinh lớp 10-12, nhưng đa phần bây giờ dành cho học sinh lớp 11. Thời gian học kéo dài 10 tháng.

Trà Mi: Muốn tham gia thì đăng ký như thế nào, những điều kiện ra sao, thưa anh?

Trần Thắng: Điều kiện tham gia bao gồm học sinh phải có học lực trên 7,0. Thứ hai, học sinh phải thi bài kiểm tra tiếng Anh SLEP, đạt trên 75% số điểm. Đó là hai điều kiện chính để nộp đơn tham gia vào chương trình này.

Trà Mi: Bài kiểm tra SLEP đăng ký thi ở đâu ạ?

Trần Thắng: SLEP là bài thi quốc tế giống như TOEFL nhưng dành cho học sinh. Ở Sài Gòn và Hà Nội có những trung tâm du học. Trong đó có một số trung tâm họ có chương trình Trao đổi văn hoá này. Những trung tâm này họ sẽ tổ chức các kỳ thi SLEP để học sinh đăng ký thi ngay tại trung tâm.

Trà Mi: Có những điều kiện nào khác kèm theo chẳng hạn như về tài chánh?

Trần Thắng: Các lệ phí điều hành chương trình là khoảng 7 ngàn đô la Mỹ.

Trà Mi: Nghĩa là học sinh phải tự túc khoản chi phí này?

Trần Thắng: Vâng, đây là lệ phí để họ tổ chức, trang trải cho những người điều phối viên ở Mỹ và cả ở Việt Nam để đưa, đón học sinh qua. Lệ phí này không bao gồm vé máy bay. Học sinh phải tự lo tiền vé. Trong thời gian học 10 tháng ở Mỹ, gia đình Mỹ nhận đỡ đầu sẽ lo mọi chi phí ăn ở, đi lại, bảo hiểm y tế….Học sinh Việt Nam chỉ đóng 7 ngàn đô lệ phí điều hành chương trình thôi.

Học sinh phải tự lo tiền vé. Trong thời gian học 10 tháng ở Mỹ, gia đình Mỹ nhận đỡ đầu sẽ lo mọi chi phí ăn ở, đi lại, bảo hiểm y tế….Học sinh Việt Nam chỉ đóng 7 ngàn đô lệ phí điều hành chương trình thôi.
Trần Thắng

Trà Mi: Gọi là chương trình « Trao đổi văn hoá » thì ngược lại gia đình của người đi học cũng phải đón nhận một học sinh Mỹ đến Việt Nam học hay chăng?

Trần Thắng: Chương trình này đi một chiều, từ Việt Nam sang Mỹ thôi. Một tổ chức đứng ra tìm các gia đình Mỹ đủ tiêu chuẩn để nhận sinh viên từ các nước ngoài vào học, trong đó có Việt Nam.

Trà Mi: Những thuận lợi và khó khăn thường thấy khi học sinh tham gia vào chương trình “Trao đổi văn hoá” là gì, thưa anh?
Lợi và bất lợi của chương trình “Trao đổi văn hoá”

Trần Thắng: Chương trình này có nhiều thuận lợi và ngược lại cũng có nhiều bất lợi cho học sinh.

Thuận lợi thứ nhất là học sinh Việt Nam có điều kiện tiếp xúc với học sinh Mỹ và phương pháp học tập tại trường phổ thông trung học Hoa Kỳ. Tiếp theo là học sinh có điều kiện học tiếng Anh tốt hơn và tăng khả năng tự lập, tự tin.

Hầu hết học sinh Việt Nam phụ thuộc vào gia đình. Cha mẹ lo hết, họ không tự lo gì cả. Khi họ một mình qua Mỹ phải tự lo mọi việc. Như thế chương trình này sẽ giúp rất nhiều cho học sinh về lĩnh vực này. Ngoài ra, học ở trường phổ thông trung học ở Mỹ là một bước đệm trước khi vào đại học Mỹ. Hơn nữa, học sinh có thể được những thư giới thiệu tốt từ các thầy giáo dạy mình.

Ngược lại, những bất lợi có thể nảy sinh là học sinh lớp 11 ở Việt Nam sang Mỹ đúng ra phải vào học lớp 12, nhưng một số trường Mỹ không cho học lớp 12, bắt buộc học sinh phải học lớp 11.

Trong trường hợp này mình phải liên lạc với người tư vấn của trường trung học Mỹ mà mình đăng ký tới học để xin thi một số môn miễn phí. Sau đó mình đựơc vào học lớp 12. Hoặc giả có nhiều trường cho mình học lớp 12 nhưng không cấp bằng phổ thông trung học. Trường hợp đó, học sinh phải thi lấy bằng GED, tương đương với bằng phổ thông trung học, thi tại Mỹ luôn.

Các môn thi của GED cũng không khó lắm. Khi mình làm hồ sơ nhập học đại học người ta cũng chưa đòi hỏi bằng GED, nên khi nào mình có thời gian thuận tiện nhất thì mình thi cũng đựơc, không nhất thiết phải thi sớm trong lúc mình học lớp 12 tại Mỹ.

Trường hợp nữa là nếu học xong lớp 11 mà họ không cho mình học tiếp lớp 12 thì mình có thể xin học lớp 12 tại một trường khác, hoặc có thể mình xin học ở nước khác như Úc, Canada, Singapore, rồi sau đó mình chuyển về đại học ở Hoa Kỳ cũng được.

Có luật là học sinh dưới 18 tuổi muốn học ở Mỹ thì phải có người đỡ đầu. Theo chương trình Trao đổi văn hoá thì người ta hợp đồng bảo trợ 1 năm thôi. Mình muốn một năm thứ hai nữa thì mình phải nói chuyện với gia đình đỡ đầu. Nếu họ đồng ý nhận đỡ đầu thêm một năm nữa thì trường tiếp tục cho học tiếp 1 năm nữa.

Trà Mi: Tức là học sinh có cơ hội kéo dài thêm 1 năm nữa.

Trần Thắng: Vâng, thêm một năm thứ hai, nếu mình sang học lớp 11 thì có cơ hội học thêm lớp 12. Tuỳ trường hợp mà mình giải quýêt vấn đề.

Trà Mi: Nhưng nhất thiết là ngay sau khi kết thúc việc học, học sinh phải trở về nước phải không ạ?

Có luật là học sinh dưới 18 tuổi muốn học ở Mỹ thì phải có người đỡ đầu. Theo chương trình Trao đổi văn hoá thì người ta hợp đồng bảo trợ 1 năm thôi. Mình muốn một năm thứ hai nữa thì mình phải nói chuyện với gia đình đỡ đầu. Nếu họ đồng ý nhận đỡ đầu thêm một năm nữa thì trường tiếp tục cho học tiếp 1 năm nữa.
Trần Thắng

Trần Thắng: Đúng rồi vì visa họ cấp chỉ 12 tháng. Sau khi học xong 1 năm, học sinh phải về lại Việt Nam. Sau đó mới quay lại học tiếp lớp 12 hay đại học tuỳ trường hợp.

Trà Mi: Anh có lời khuyên nào dành cho các bạn học sinh-sinh viên Việt Nam đang có hoài bão dự định đi du học ở Mỹ không?

Trần Thắng: Theo tôi, học sinh muốn đi du học Hoa Kỳ, trước hết các bạn phải có tính tự tin, tự lập, và kỷ luật rất cao. Trong khi đó đa phần học sinh Việt Nam đựơc gia đình lo hết giấy tờ. Nếu các bạn để gia đình lo thì qua đây sẽ gặp nhiều khó khăn. Gia đình chỉ là yếu tố phụ giúp mình thôi. Chính bản thân mình phải tự lo mọi việc.

Trà Mi: Cảm ơn anh rất nhiều đã dành thời gian và những thông tin rất cần thiết dành cho các bạn học sinh-sinh viên Việt Nam.

Trần Thắng: Cảm ơn Trà Mi. Nhân mùa học 2009, xin chúc các bạn học sinh-sinh viên Việt Nam đạt nhiều thành công trong vấn đề du học Hoa Kỳ.

Loạt bài 4 phần về du học Hoa Kỳ mà chúng tôi liên tiếp gửi đến quý vị trong các chương trình phát thanh gần đây bàn về 4 chủ điểm chính, bao gồm:

-Những bước chuẩn bị bắt buộc

-Những điều cần biết để chọn trường hợp lý, vừa sức

-Kinh nghiệm xin học bổng và các học bổng hiện hành dành cho sinh viên Việt Nam

-Chương trình Trao đổi văn hoá

Toàn bộ được lưu trữ trên trang web www.rfa.org để quý vị nghe và xem lại. Các thông tin liên quan đến du học Mỹ có đăng trên trang web của Viện Văn hoá và Giáo dục Việt Nam (IVCE), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp thông tin về du học Hoa Kỳ, nhằm giúp phát huy trao đổi văn hoá, giáo dục Việt-Mỹ.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Tips-for-students-planning-to-study-abroad-in-the-us-part4-01272009134942.html

Wednesday, January 21, 2009

Ý kiến hữu ích cho các sinh viên muốn du học Hoa Kỳ

Ý kiến hữu ích cho các sinh viên muốn du học Hoa Kỳ
2009-01-21

Số lượng du sinh cũng như nhu cầu du học của học sinh-sinh viên Việt Nam ngày một tăng cao và đặc biệt nhắm đến Mỹ, quốc gia có nền giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giới.

photo courtesy www.ivce.com

anh Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hoá và Giáo dục Việt Nam (IVCE)

Thống kê của Viện Giáo dục Quốc tế cho thấy số du sinh Việt theo học tại các trường đại học Hoa Kỳ tính từ năm 2000 đến năm ngoái đã tăng hơn 4 lần.
Những điều căn bản phải chuẩn bị

Nhằm mang đến các bạn trẻ những lời khuyên hữu ích của giới chuyên môn từ khâu chuẩn bị hồ sơ, chọn trường, đến tìm kiếm các nguồn học bổng, Trà Mi thực hiện loạt bài nhiều kỳ với sự cộng tác của anh Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hoá và Giáo dục Việt Nam (IVCE), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp thông tin về du học Hoa Kỳ, giúp phát huy trao đổi văn hoá, giáo dục Việt-Mỹ.

Thứ nhất là các bài thi quốc tế bắt buộc bao gồm điểm SAT cho chương trình cử nhân và kỹ sư; điểm GRE cho chương trình thạc sĩ và tiến sĩ; điểm GMAT cho chương trình quản trị kinh doanh MBA.

Trong phần một sau đây, anh Thắng sẽ trình bày về các điểm chính cần phải chuẩn bị cho bộ hồ sơ đi du học Mỹ:

Trần Thắng: Thứ nhất là các bài thi quốc tế bắt buộc bao gồm điểm SAT cho chương trình cử nhân và kỹ sư; điểm GRE cho chương trình thạc sĩ và tiến sĩ; điểm GMAT cho chương trình quản trị kinh doanh MBA.

Thứ hai là điểm học tại các trường đại học ở Việt Nam phải dịch ra tiếng Anh. Thứ ba là thư cá nhân. Thứ tư là thư giới thiệu. Thứ năm là kinh nghiệm việc làm và nghiên cứu. Thứ sáu phần phụ là về sinh hoạt xã hội. Thứ bảy là điểm TOEFL.

Trà Mi: Anh vừa nói về SAT, GRE, GMAT, những bài thi này từng loại có nội dung như thế nào, thưa anh?

Trần Thắng: SAT gồm toán và anh văn, thi ba phần. Mỗi phần 800 điểm.

GRE bài thi gồm 3 phần: toán, tiếng Anh, và viết. Mỗi phần 800 điểm. Ngoài ra còn có GRE subject tức là chuyên ngành chỉ 1 môn như lý, hoá…Mỗi phần tối đa là 990 điểm.

GMAT cũng gồm 3 phần: toán, anh văn, viết phân tích. Toán và viết phân tích tổng số điểm là 800. Riêng phần viết khoảng 6 điểm.
Điểm yêu cầu tối thiểu đối với từng bài thi

Trà Mi: Điểm yêu cầu tối thiểu đối với từng bài thi, ít nhất thí sinh phải đạt bao nhiêu mới được xem là đạt yêu cầu?

Thang điểm của mình không theo hệ thống GPA của Mỹ là 4.0, vì thế mình cần phải viết thêm một lá thư giải thích bảng điểm của mình thuộc loại trung bình, khá, hay giỏi. Nhiều khi 8 điểm đối với Việt Nam là điểm giỏi nhưng tính tương đương với Mỹ 80% chỉ là điểm khá thôi

Trần Thắng: SAT tối thiểu phải đạt 1700 điểm. Ai muốn tìm học bổng thì phải đạt trên 1900.

GRE toán phải tối thiểu 700, anh văn tối thiểu 450, viết tối thiểu phải đạt từ 3 hoặc 4 điểm trên 6.

GMAT tối thiểu cho hai phần toán và verbal khoảng 550, phần viết khoảng 3,5 hay 4 điểm trên 6.

Điểm càng cao thì cơ hội tìm học bổng càng nhiều hơn.

Trà Mi: Thế còn danh mục thứ hai mà anh vừa liệt kê, những thành tích học tập của ứng viên khi còn ở Việt Nam, thì như thế nào?

Trần Thắng: Thang điểm của mình không theo hệ thống GPA của Mỹ là 4.0, vì thế mình cần phải viết thêm một lá thư giải thích bảng điểm của mình thuộc loại trung bình, khá, hay giỏi. Nhiều khi 8 điểm đối với Việt Nam là điểm giỏi nhưng tính tương đương với Mỹ 80% chỉ là điểm khá thôi. Cho nên mình cần thư bổ sung để giải thích rõ điểm học tại Việt Nam. Ngoài ra, nếu học sinh giỏi có thành tích thi chuyên của trường, của thành phố, quốc gia, hay quốc tế nên bổ sung vào để hồ sơ của mình được phong phú hơn.
Các loại thơ giới thiệu

Trà Mi: Còn phần thư từ bao gồm thư cá nhân, thư giới thiệu, anh có điều gì muốn chia sẻ, lưu ý với các bạn thêm không?

Trần Thắng: Thư cá nhân rất quan trọng. Đa phần sinh viên Việt Nam mình không để ý đến phần này. Thư này rất ngắn, trình bày đầy đủ tư tửơng của người sinh viên về việc học, chọn ngành, đam mê, cống hiến…Chỉ khoảng 500 chữ thôi, mình phải tập trung viết thế nào để gây ấn tượng. Tại vì người xét hồ sơ họ xét hàng ngàn lá thư. Cái nào không ấn tựơng thì họ sẽ bỏ qua một bên. Như vậy khả năng họ chọn mình sẽ thấp hơn.

Muốn viết thư cá nhân hay thì các bạn sinh viên Việt Nam nên tham khảo các thư mẫu trên các websites hay website của IVCE để xem cách viết.

Còn thư giới thiệu cũng là trở ngại thứ hai đối với sinh viên Việt Nam. Thư này do những người thầy hay sếp viết. Đa phần ở Việt Nam không có thủ tục viết thư này, nên những người được yêu cầu không biết viết như thế nào cho đáp ứng yêu cầu của các trường đại học Hoa Kỳ. IVCE chúng tôi có một dàn bài mẫu. Khi học sinh Việt Nam muốn nhờ thầy hay sếp viết thư giới thiệu nên đưa dàn bài mẫu này cho họ biết để họ viết đúng ý tưởng các trường bên Mỹ cần.

Thư cá nhân rất quan trọng. Đa phần sinh viên Việt Nam mình không để ý đến phần này. Thư này rất ngắn, trình bày đầy đủ tư tửơng của người sinh viên về việc học, chọn ngành, đam mê, cống hiến…

Vấn đề thứ hai là về Anh ngữ. Đa phần các giáo sư hay sếp ở Việt Nam tiếng Anh không tốt, viết thư tiếng Anh không được. Vì thế họ có thể viết bằng tiếng Việt rồi nhờ những trung tâm dịch thuật dịch ra dùm.

Trà Mi: Làm sao vẫn đảm bảo được tính bảo mật của bức thư?

Trần Thắng: Lá thư này hoàn toàn do người thầy giáo thực hiện, học sinh không được đụng tới. Học sinh nhờ người thầy viết thư giới thiệu bằng tiếng Việt rồi người thầy mang đến địa điểm dịch thuật dịch ra tiếng Anh. Cuối cùng, người thầy bỏ vào bì thư dán lại và ký tên rồi mới đưa cho học sinh.

Trà Mi: Điểm kế tiếp về kinh nghiệm xã hội, nghiên cứu. Sinh viên học sinh Việt Nam hơi lơ là đối với vấn đề này…

Trần Thắng: Sinh viên Việt Nam hơi thụ động, thiếu thực tế, chỉ lo học chứ không lo đi tìm việc làm, nghiên cứu. Khoảng năm 1-2 đại học nên bắt đầu tiếp xúc với thầy giáo để xin vào làm trong phòng thí nghiệm, hay tham gia các công trình nghiên cứu, làm thiện nguyện cho các tổ chức NGO để lấy kinh nghiệm chẳng hạn.
Bài thi trình độ tiếng Anh TOEFL?

Trà Mi: Anh liệt kê điểm cuối cùng là điểm bài thi trình độ tiếng Anh TOEFL trong khi nhiều người rất coi trọng bài thi này. Theo anh nói, vậy điểm TOEFL có thật sự cần thiết hay chăng?

Trần Thắng: Đối với tôi, TOEFL là yếu tố cuối cùng vì nó chỉ là chứng chỉ xác nhận bạn đủ khả năng tiếng Anh để đựơc phép học ở Mỹ mà thôi.

Trà Mi: Nhưng khả năng Anh ngữ mới là điểm cần thiết để đi du học?

Trần Thắng: Vâng, cần thiết thôi nhưng ví dụ như điểm SAT của bạn càng cao thì cơ hội tìm học bổng càng nhiều hơn. Ngược lại đối với TOEFL, điểm càng cao cũng như vậy thôi chứ không ảnh hưởng gì đối với hồ sơ nhập học.

Trà Mi: Nhưng nếu không có khả năng Anh ngữ giỏi vẫn có thể đi du học được chăng? Có cách nào khác?

Còn bây giờ có rất nhiều trường hợp sinh viên Việt Nam chưa có điểm TOEFL nộp đơn vào trường đại học Mỹ xin học ESL trước.

Trần Thắng: Có nhiều cách. Mình có thể vào trường đại học Hoa Kỳ xin học tiếng Anh ESL trước. Sau đó, mới vào học chương trình chính khoá. Ngày xưa có điểm TOEFL mới được trường nhận và xin được visa đi du học. Còn bây giờ có rất nhiều trường hợp sinh viên Việt Nam chưa có điểm TOEFL nộp đơn vào trường đại học Mỹ xin học ESL trước.

Trà Mi: Xin hỏi thời gian nộp đơn vào các trường đại học Mỹ thông thường bắt đầu khi nào?

Trần Thắng: Thường thời gian nộp đơn là từ tháng 1-2. Một số trường sớm hơn là khoảng tháng 12. Một số trường muộn hơn kéo dài đến tháng 3. Muốn có một bộ hồ sơ hoàn hảo thì học sinh-sinh viên Việt Nam cần chuẩn bị trong khoảng thời gian một năm.

Trà Mi: Xin cảm ơn anh đã dành thời gian cho buổi nói chuyện hôm nay.

Vừa rồi là Trà Mi và anh Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hoá và Giáo dục Việt Nam (IVCE), trao đổi về những điều kiện bắt buộc khi chuẩn bị lập hồ sơ du học Mỹ.

Giữa vô số các sự lựa chọn đa dạng của hệ thống giáo dục Mỹ, làm thế nào để lựa chọn cho mình một trường thích hợp, vừa sức?

Chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc của các bạn trong buổi phát thanh kế tiếp. Mời quý thính giả đón nghe.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Tips-for-students-planning-to-study-abroad-in-the-us-part-1-01212009141422.html