Tuesday, May 18, 2010

Du học sinh Việt Nam và tiền người dân Mỹ

Du học sinh Việt Nam và tiền người dân Mỹ
Saturday, May 15, 2010 Bookmark and Share




Em cũng là một du học sinh nên thấy báo Người Việt đăng bài về những người cùng hoàn cảnh với mình em cảm thấy vô cùng hứng thú. (“Sinh viên Việt du học: Những ngả rẽ bất ngờ và ước mơ ở lại Mỹ,” báo Người Việt ngày 13 tháng 5)

Từ lúc qua Mỹ học đến nay, em có rất nhiều bức xúc về luật lệ của Mỹ đối với du học sinh, chủ yếu là xoay quanh vấn đề tiền học. Theo luật của Mỹ, du học sinh phải trả “non-resident” tuition fee, tức là 200 USD cho 1 unit, gần gấp 10 lần tiền học của 1 học sinh bình thường chưa kể các chi phí khác. Lý do bên phía Mỹ đưa ra để “chống chế” cho hành vi “bóc lột” secretly này là “du học sinh không có trả thuế cho nhà nước.”

Nhiều lần em suy nghĩ thì cảm thấy điều này thật quá vô lý. Mỗi lần em mua bất cứ thứ gì dù lớn hay nhỏ, em đều phải trả thuế. Từ 1 cái bánh Hamburger cho đến 1 cốc mỳ ly, tất cả đều có dòng chữ tax ở phía dưới cái receipts. Vì lý tưởng chúng em bỏ lại gia đình, bạn bè và biết bao nhiêu niềm vui để một mình bôn ba trên đất Mỹ. America không thấy được điều này mà hỗ trợ, đã vậy còn tạo thêm nhiều áp lực trên vai chúng em với biết bao nhiêu là luật lệ bắt buộc như health insurance, full-time study và học phí cao ngun ngút.

Aron (13/5/2010)

Tòa soạn trả lời: Xin cám ơn quý độc giả Aron đã góp ý và nêu thắc mắc. Bức thư của Aron nêu lên nhiều điều, xin được giải thích từng điều trong giới hạn kiến thức của mình như sau:

* Về điều kiện bắt buộc học full-time: Nếu du học sinh Việt Nam nhiều khi xem việc đi học là cách để đến Mỹ thì nước Mỹ lại nghĩ ngược lại. Mục tiêu của visa du học sinh (J-1 và F-1) là để qua Mỹ học rồi về lại nước. Vì vậy, visa du học đòi hỏi người sinh viên phải học, chứ không phải làm chuyện khác.

* Về tiền học phí: Tiền học phí thấp cho “in-state resident” của các đại học công lập là học phí dành riêng cho resident của tiểu bang đó. Không chỉ du học sinh, mà sinh viên Mỹ chính gốc mà qua tiểu bang khác học, cũng phải đóng tiền “non-resident” hay thường gọi là tiền học “out-of-state.” Lý do không chỉ vì người sinh viên đó có đóng thuế hay không. Một sinh viên “in-state” mới vào đại học thì chỉ mới 17-18 tuổi, tiền đóng thuế đâu đã bao nhiêu!

Không. Dân “in-state” được đóng tiền ít, theo lý thuyết, là vì không phải chỉ riêng gì cá nhân họ đã đóng thuế, mà cả gia đình họ đã đóng thuế từ hồi nào tới giờ. Không chỉ riêng gì phần sales tax như Aron thường xuyên đóng, mà còn đủ các loại thuế: thuế income tax khi phụ huynh đi làm, thuế property tax trên căn nhà mà gia đình các sinh viên đó đang sống, v.v...

Hơn nữa, nếu một người sinh viên là “in-state” của Illinois chẳng hạn, mà lại cũng học đại học ở Illinois nữa, thì rất có thể sau khi tốt nghiệp người sinh viên đó sẽ ở lại Illinois và tiếp tục đóng góp cho Illinois. Còn sinh viên “out-of-state” thì rất có thể họ học xong lại về đóng góp cho tiểu bang nhà, hay nói chung là biến đâu mất.

Vì rất nhiều lý do như vậy, nên tất cả các trường đại học công lập trên nước Mỹ này đều phân biệt giữa người “in-state” và người “out-of-state” - dù là người Mỹ out-of-state, hay là du học sinh.

Ðại học UC Berkeley chẳng hạn, có trên 20% sinh viên là out-of-state, vừa người Mỹ từ tiểu bang khác tới (Berkeley là trường xịn mà!), vừa người du học sinh nước ngoài. Tất cả đều trả học phí cao như nhau.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=112995&z=135

No comments: